Bộ GD&ĐT nên giảm bớt gánh nặng đóng góp

Bộ GD&ĐT nên giảm bớt gánh nặng đóng góp
Tiền đi học không phải chỉ là học phí, lệ phí, mà còn ít nhất là 21 khoản tiền một học sinh trong bậc phổ cập phải đóng thêm cho nhà trường hoặc chi thêm.

>> Tăng học phí là điều thế giới không hiểu nổi!

Bộ GD&ĐT nên giảm bớt gánh nặng đóng góp ảnh 1

Học phí tăng nữa sẽ là gánh nặng. Ảnh: Tuổi Trẻ. 

Gánh tiền nêu trên có thể tính toán được cho một học sinh bậc tiểu học là 2.550.000 đồng/năm học, một học sinh bậc trung học cơ sở là 5.954.000 đồng/năm học nếu đi xe đạp, 6.356.000 đồng/năm học nếu đi xe buýt. 

Lẽ ra, Bộ GD&ĐT nên nghĩ xem nên giảm bớt gì trong gánh tiền nêu trên để giảm bớt gánh nặng cho người dân, nhất là nông dân chỉ có chưa đến 1/3 GDP bình quân đầu người (khoảng trên dưới 250 USD/năm).

Nói như Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/11 trước Quốc hội:

- “Bốn học sinh đóng học phí sẽ có thêm một học sinh nghèo được đi học” là chưa đếm kể gì đến tổng số tiền đi học của một học sinh như đã nêu trên.

Chưa miễn học phí thì học sinh nghèo càng ít có cơ hội đi học hơn. Miễn học phí sẽ có hiệu quả giống như quy luật của thị trường kinh tế “giảm một đồng sẽ tăng thêm một người tiêu thụ mới”.

- “Sẽ miễn toàn bộ học phí cho đối tượng là con em các hộ gia đình thuộc diện nghèo, bất kể miền núi hay đô thị - áp dụng theo chuẩn nghèo của mỗi địa phương” sẽ dẫn đến mặc cảm giai cấp nghèo của các học sinh đi học mà không đóng tiền, mặc cảm giai cấp giàu sang của học sinh đi học có đóng tiền.

Mặt khác, tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay là 200.000 đồng/người/tháng cho dân nông thôn (2,4 triệu đồng/người /năm), 260.000 đồng/người/tháng (3,12 triệu đồng/người/năm) cho dân đô thị. Thu nhập này đứng ngoài thuế thu nhập cá nhân.

Cũng theo tiêu chuẩn của Việt Nam, một hộ nghèo nông thôn gồm vợ chồng có hai con (giả dụ một đứa học tiểu học, một đứa học trung học cơ sở), thu nhập 9,6 triệu đồng/năm, sẽ chi tiêu cho hai con ăn học hết 8,5 triệu đồng/năm. Đúng là quá sức tưởng tượng! Làm thế nào mà trẻ không bị bỏ học, nhất là ở cấp trung học cơ sở?

- “Tăng học phí để cải thiện thu nhập cho giáo viên” là một lý do được đề ra và cũng đã được nhiều người chứng minh là một biện pháp không phù hợp. Nó giống như thời bao cấp bắt thầy cô giáo đi thu thuế nông nghiệp với lý do để trả lương cho thầy cô! Chắc không thầy cô nào nhận đồng lương này khi mà một số học sinh thân yêu của mình phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí.

Tiền đi học không phải chỉ là học phí, lệ phí, mà còn ít nhất là 21 khoản tiền mà một học sinh trong bậc phổ cập phải đóng thêm cho nhà trường hoặc chi thêm. Đây có phải là nền giáo dục ở nước ta đã xã hội hoá… quá rồi, phải không?

Qua Niên giám thống kê 2006, số thầy cô giáo từ tiểu học đến đại học là 843.000 người. Nếu lấy số chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo khoảng 35.000 tỉ đồng (mà chủ yếu là chi lương) thì mức thụ hưởng bình quân của một thầy cô là 41,6 triệu đồng/năm, tức khoảng 3,5 triệu đồng/tháng (cộng trừ 20%). Nếu được như vậy thì chắc là thầy cô cũng chưa cần phải trông vào tăng học phí để cải thiện thu nhập (?!).

- “Tấm chăn giáo dục với 20% từ nguồn ngân sách nhà nước” hình như cũng không đúng với số liệu ghi trong Niên giám thống kê 2006: chi ngân sách cho đầu tư giáo dục đào tạo chiếm 1,02% GDP (9.909/973.790 tỉ đồng) và bằng khoảng 3,4% của tổng chi ngân sách (9.909/292.000 tỉ đồng); chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm 3,6% GDP (35.000/973.790 tỉ đồng) và bằng khoảng 12,0% của tổng chi ngân sách (35.000/292.000 tỉ đồng).

Tổng cộng, chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo chỉ chiếm khoảng 4,62% GDP, bằng khoảng 15,6% tổng chi ngân sách.

Con số thừa 4,4% (so với 20%) là gần 13.500 tỉ đồng đã đi về đâu? Tại sao không thu hồi và chi đúng để tạo phúc lợi cho dân và cho phát triển trong tương lai của đất nước.

Riêng ở TP.HCM, năm 2006, số học sinh tiểu học là 418.833, trung học cơ sở là 322.600. Tiền học phí thu được chỉ khoảng 22,6 tỉ đồng, còn ít hơn quá nhiều so với trợ cấp xe buýt. Nên chăng, thành phố dành một khoản trợ cấp cho giáo dục hai cấp phổ cập này.

Tiền xây dựng cơ sở vật chất vào khoảng 29,66 tỉ đồng có thể kêu gọi các doanh nghiệp, các đoàn thể và mạnh thường quân đóng góp, tạo ra một mô hình xã hội hoá thích hợp, có thể nhân rộng ra cả nước; từ đó mở rộng đến cấp trung học phổ thông, đến các khoản phí khác.

Chi phí đi học bình quân của 1 học sinh tại ĐBSCL

TT

Chi phí

Tiểu học

Trung học cơ sở

Ghi chú

1

Quần áo đồng phục

240.000

360.000

3 bộ

2

Quần áo thể thao

80.000

100.000

2 bộ

3

Áo mưa

20.000

20.000

1 cái

4

Nón

10.000

10.000

1 cái

5

Giày

50.000

100.000

1 đôi

6

Cặp

40.000

60.000

1 cái

7

Tập 100 trang

25.000

25.000

10 tập

8

Tập 200 trang

0

110.000

20 tập

9

Bút, thước kẻ, chì, gôm...

30.000

50.000

 

10

Sách giáo khoa

60.000

120.000

1 bộ

11

Sách tham khảo

30.000

60.000

1 bộ

12

Xe đạp

0

300.000

1 chiếc
1,2 triệu đồng/4 năm

13

Tiền gởi xe đạp

0

234.000

500 x 2 lượt x 26 ngày x 9 tháng

14

Vé xe buýt

0

936.000

 1.000 x 4 lượt x 26 ngày x 9 tháng

15

Học phí

0

70.000

 

16

Đóng góp cơ sở vật chất

40.000

40.000

mức tối thiểu

17

Bảo hiểm y tế

70.000

70.000

 

18

Bảo hiểm tai nạn

40.000

40.000

 

19

Học thêm

1.620.000

2.860.000

 

20

Học ngoại ngữ

0

1.080.000

2 tháng x 6 khoá

21

Quỹ trường lớp

150.000

200.000

 

22

Phí sinh hoạt

45.000

45.000

điện đèn, quạt, rửa cầu tiêu...

Cộng

 2.550.000

 từ 5.954.000 đến 6.356.000(*)

 

Đơn vị tính: VND
(*) 5.954.000 đồng nếu đi xe đạp, 6.356.000 đồng nếu đi xe buýt

Theo Nguyễn Đồng Bằng
Sài Gòn Tiếp Thị

MỚI - NÓNG