Bộ GD&ĐT: Công bố gian lận thi là quyền của cơ quan điều tra

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) trả lời báo chí.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) trả lời báo chí.
TPO - Việc công bố danh sách thí sinh gian lận, danh tính ở thời điểm nào, công bố đến đâu là quyền của cơ quan điều tra.

Đó là khẳng định của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT tại cuộc Họp báo định kỳ Quý I năm 2019 (sáng 26/3), trước câu hỏi của báo chí tại sao chưa công bố công khai danh sách thí sinh được nâng điểm tại Hòa Bình, Sơn La.

Theo ông Mai Văn Trinh, quan điểm chỉ đạo của Bộ Công An và Bộ GD&ĐT là không dung túng cho sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm trong khuôn khổ quy chế và pháp luật hiện hành đối với những sai phạm thi cử tại Sơn La và Hòa Bình trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Việc xử lý kết quả chấm thẩm định cũng theo quan điểm này. Quy định của quy chế hiện hành, kết quả chấm thẩm định là kết quả chính thức của kỳ thi. Chính vì vậy mà Bộ đã có hướng dẫn Sở GD&ĐT Hòa Bình, Sở GD&ĐT Sơn La, Cục Đào tạo, Bộ Công An, Cục Nhà trường Bộ Quốc phòng cùng các trường ĐH, CĐ khác để xử lý sự việc. Các đơn vị cũng đã có có sự liên thông để giải quyết về vấn đề này.

Ông Trinh cho biết, đối với Hòa Bình, quy định của Bộ là kết thúc quá trình xử lý kết quả chấm thẩm định đến ngày 25/3. Có thể nói, đến hôm nay, 26/3, Sở đã xử lý xong. Tuy Bộ Giáo dục chưa nhận được báo cao nhưng có thể nói, Sở làm nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ.

Trước câu hỏi của báo chí là dư luận cho rằng nên công khai danh sách thí sinh và phụ huynh tham gia chạy điểm. Đây là một kênh có mức độ răn đe mạnh. Ông Mai Văn Trinh cho rằng việc công khai danh tính của thí sinh tuân thủ Hiến pháp 2013 và Luật dân sự 2016. Công bố danh tính ở thời điểm nào, công bố đến đâu là quyền của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra cũng tính đến tác động của nhiều phía.

Theo kết quả chấm thẩm định lần thứ 2 của Bộ GD&ĐT theo yêu cầu của cơ quan điều tra, Hòa Bình có 64 thí sinh được nâng điểm với mức nâng cao nhất là 26,45 điểm/3 bài thi, môn được nâng nhiều nhất là hơn 9 điểm. Tại Sơn La có 44 thí sinh được nâng điểm, mức nâng cao nhất là 26,55 điểm/3 môn thi. Môn được nâng nhiều nhất là 9 điểm.

Với kết quả thẩm định này, các Sở GD&ĐT sẽ phải cập nhật lại điểm cho thí sinh, xét công nhận lại tốt nghiệp đồng thời thông báo đến các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ để các cơ sở này xem xét tuyển sinh theo quy định.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.