Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí từ mầm non đến đại học

Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí từ mầm non đến đại học
TPO - Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đề xuất từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%; học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.

Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Học phí mầm non, phổ thông tăng 7,5%

Với bậc mầm non và phổ thông, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.

Khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:

Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí từ mầm non đến đại học ảnh 1

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.

Từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.

Bộ GD&ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn vứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%.

Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, bộ đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này, đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).

Học phí đại học tăng 12,5%

Theo dự thảo, cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ và tiêu chí kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc chương trình chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí đối của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng điều kiện tự chủ được xác định mức học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại nghị định này.

Cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định mức học phí không vượt trần học phí.

Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021.

Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Bộ dự thảo mức trần học phí cho cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước như sau như sau:

Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí từ mầm non đến đại học ảnh 2
Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước xác định mức học phí tối đa bằng 2 lần trần học phí. Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được thu học phí tối đa 2,5 lần trần học phí.
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều tra sai phạm tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng

Điều tra sai phạm tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng

TPO - Chiều 7/7, tại buổi họp báo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ do Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chuyển giao liên quan đến các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh vàng và phòng chống rửa tiền để điều tra tiến hành xác minh, làm rõ, theo quy định.
Sai phạm tại Dự án BV Bạch Mai- Việt Đức cơ sở 2: Khởi tố nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án y tế trọng điểm Bộ Y tế

Sai phạm tại Dự án BV Bạch Mai- Việt Đức cơ sở 2: Khởi tố nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án y tế trọng điểm Bộ Y tế

TPO - Ngày 7/7, tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục C03, Bộ Công an) cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 đồng thời khởi tố 5 bị can, trong đó có cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án và các đơn vị tư vấn, thi công.
Cựu Phó Chủ tịch ngân hàng và nhà sáng lập Bamboo Capital bị khởi tố

Cựu Phó Chủ tịch ngân hàng và nhà sáng lập Bamboo Capital bị khởi tố

TPO - Ngày 7/7, tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục C03 (Bộ Công an) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố ông Đỗ Anh Tú - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) và ông Hồ Nam, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Bamboo Capital (BCG).
Bộ Công an tiếp tục làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an tiếp tục làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

TPO - Chiều 7/7, tại cuộc họp báo Bộ Công an, đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05) cho biết, cơ quan đang tiếp tục phối hợp với công an các địa phương để làm rõ động cơ, mục đích của việc phát tán thông tin và hình ảnh tố cáo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh trên mạng xã hội.
Chủ tịch nước Lương Cường: Không để bỏ trống, điểm mù, vùng lõm địa bàn tội phạm

Chủ tịch nước Lương Cường: Không để bỏ trống, điểm mù, vùng lõm địa bàn tội phạm

TPO - Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu, lực lượng Công an bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp; không để việc kiện toàn bộ máy ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội, phục vụ cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân; tuyệt đối "không để ngắt quãng, gián đoạn công việc, không để bỏ trống, điểm mù, vùng lõm địa bàn tội phạm".