Bộ trưởng GD&ĐT: Sợ nhất "ăn xổi ở thì"

Bộ trưởng GD&ĐT: Sợ nhất "ăn xổi ở thì"
"Cuộc chiến chống tiêu cực, tôi sợ nhất là kiểu "ăn xổi ở thì", chống tiêu cực được vài tháng rồi lại nhanh nhanh chuyển chủ đề khác vì "nói nhiều nhức đầu lắm...", Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Bộ trưởng GD&ĐT: Sợ nhất "ăn xổi ở thì" ảnh 1
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: XM.

>> Giáo viên của ta thiếu và yếu
>>
Chuyển từ đào tạo có sẵn sang đào tạo theo nhu cầu

Có ý kiến cho rằng, từ khi nhận nhiệm vụ, ông mới chỉ giải quyết vụ việc tiêu cực cụ thể, chưa đưa ra những quyết sách cho ngành giáo dục. Ông nghĩ gì về ý kiến trên?

Nếu quan điểm như vậy tôi cho là sai lầm. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã bàn bạc và thấy rằng muốn làm giáo dục tốt thì phải có một môi trường sư phạm trong sạch, thầy phải ra thầy, trò phải học hành tử tế.

Nếu bệnh thành tích còn, các trường không cần phấn đấu cũng có những báo cáo "đẹp"... Còn chuyện chạy điểm, nó sẽ triệt tiêu sự phấn đấu của học sinh và cũng không có lý do gì để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học.

Do đó, việc chọn chủ đề "Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" là nhằm xử lý "móng nhà" cho thật chắc chắn. Móng nhà có tốt, chúng ta mới xây dựng được những ngôi nhà chắc chắn trên đó. Sau khi ngăn chặn được tiêu cực trong thi cử rồi, chúng ta tiếp tục chống tiêu cực ở lĩnh vực tuyển sinh, trong quản lý tài chính.

Theo ông, để giải quyết dứt điểm căn bệnh thành tích và tiêu cực thi cử, vấn đề cốt lõi là gì?

Trước hết tôi phải nói là chỉ riêng ngành giáo dục không giải quyết được vấn đề này. Đây là quyết tâm của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng cũng đã có chỉ thị yêu cầu các bộ và UBND các tỉnh vào cuộc có phân nhiệm rõ ràng.

Bộ trưởng GD&ĐT: Sợ nhất "ăn xổi ở thì" ảnh 2 Cuộc chiến chống tiêu cực, tôi sợ nhất là kiểu "ăn xổi ở thì", chống tiêu cực được vài tháng rồi lại nhanh nhanh chuyển chủ đề khác vì "nói nhiều nhức đầu lắm". Nhưng tôi muốn nói ở đây là bệnh đau thì phải chữa và chữa quyết liệt trong vài năm Bộ trưởng GD&ĐT: Sợ nhất "ăn xổi ở thì" ảnh 3

Tất nhiên, Bộ cũng xác định cuộc chiến chống tiêu cực sẽ có lộ trình đến năm 2010, trong đó năm học 2006 - 2007 chống bệnh thành tích và nói không với tiêu cực thi cử. Năm học tiếp theo có thể lấy chủ đề dạy thêm học thêm, trong đó làm rõ trách nhiệm của người thầy với phụ huynh, học sinh và xã hội.

Giải quyết tiêu cực giáo dục cần sự quyết tâm của toàn xã hội, nhưng với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước ngành giáo dục phải giữ vai trò chủ đạo. Vậy Bộ GD&ĐT sẽ có những quyết sách gì trong thời gian tới?

Tôi đồng tình với quan điểm là không thể chờ xã hội chữa dứt tiêu cực giáo dục còn ngành thì đi sau. Tiêu cực thi cử nơi có nơi không, nhưng bệnh thành tích là thuộc về nếp suy nghĩ, do vậy trước hết lãnh đạo Bộ phải có trách nhiệm, phải sửa từ chính lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Hiện nay Bộ đang ban hành hướng dẫn về thi đua.

Cuộc chiến chống tiêu cực, tôi sợ nhất là kiểu "ăn xổi ở thì", chống tiêu cực được vài tháng rồi lại nhanh nhanh chuyển chủ đề khác vì "nói nhiều nhức đầu lắm". Nhưng tôi muốn nói ở đây là bệnh đau thì phải chữa và chữa quyết liệt trong vài năm.

Ngoài tiêu cực thi cử, người dân cũng rất bức xúc trước những tiêu cực trong dạy thêm học thêm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Bộ GD&ĐT đang soạn thảo quy chế mới về dạy thêm học thêm. Tuy nhiên, Bộ sẽ chỉ đưa ra yêu cầu cơ bản như cấm cắt xén chương trình chính khoá, ra nhiều bài tập nâng cao ép buộc học sinh học thêm..., còn UBND các tỉnh mới quyết định việc dạy thêm, học thêm tại địa phương mình như thế nào.

Không thể đổ tất cả lên Bộ vì Bộ có tổ chức dạy thêm học thêm đâu. Những địa phương không muốn dạy thêm học thêm thì HĐND phải có văn bản.

Năm nay, Bộ sẽ chọn tiêu cực thi cử để tạo nền, dạy thêm học thêm đưa vào quy chế mới để định hướng và cho làm thử. Năm học sau mới chọn dạy thêm học thêm và dạy tự học là vấn đề chính.

Theo Việt Anh
VnExpress

MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.