Các hiền sĩ nản lòng vì sự "rề rà" của Bộ giáo dục

Các hiền sĩ nản lòng vì sự "rề rà" của Bộ giáo dục
"Tôi học xong, về nước từ đầu năm 2006, làm các thủ tục để trở lại trường, trình lên Bộ. Nhưng miệt mài chờ đợi 6 tháng nay, vẫn chưa có quyết định Bộ tiếp nhận hay không".
Các hiền sĩ nản lòng vì sự "rề rà" của Bộ giáo dục ảnh 1
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân làm việc tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Ảnh: VnExpress.

Tiến sĩ Huỳnh Nguyễn Hoàng bức xúc phản ánh như vậy với Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo, tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Anh Hoàng có chuyên môn cơ khí, được đào tạo tiến sĩ tại Đức, trở về Việt Nam từ đầu năm 2006. Dù được cơ quan cũ là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tiếp nhận nhưng anh vẫn buồn vì chưa đủ thủ tục cần thiết để hợp thức hóa chức danh công việc của mình.

"Tôi vẫn nghe nói có chế độ chiêu hiền đãi sĩ, nhưng thực tế chưa thấy chiêu hay đãi gì", anh Hoàng nói.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM hiện có 530 cán bộ nhân viên nhưng mới có 3 Giáo sư, Phó giáo sư và 28 tiến sĩ... Theo Hiệu trưởng Thái Bá Cần và lãnh đạo Bộ chủ quản, từ nay đến 2010, trung bình mỗi năm trường phải có thêm 15 tiến sĩ mới đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, các giáo viên của trường cho biết, họ làm thủ tục đi học rất khó khăn. Có những trường hợp phải mất nửa năm mới xin được quyết định của Bộ Giáo dục Đào tạo, thậm chí không được Bộ phản hồi. Có người đến ngày lên đường du học, visa vẫn chưa có quyết định cho phép từ Bộ.

"Nhiều thủ tục hiện quá rườm rà, tiến trình giải quyết chậm trễ. Chúng tôi muốn học thêm cũng nản lòng", một nữ giáo viên bày tỏ.

Trưởng Phòng Đào tạo Nguyễn Tiến Dũng, phản ánh thêm, mục tiêu của công tác đào tạo là đáp ứng nhu cầu thực tế, nhưng khi trường đề xuất kế hoạch thì cuối năm Bộ mới duyệt. Nghĩa là "đành" lỡ một kỳ tuyển sinh.

Cũng theo ông Dũng, học theo quy chế tín chỉ sẽ phát huy được tinh thần tự học của sinh viên và tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học cho giảng viên. Song đến nay Bộ vẫn chưa ban hành quy chế chính thức về loại hình đào tạo này.

Những ý kiến trên được đoàn công tác của Bộ Giáo dục Đào tạo ghi nhận, tham khảo, chuẩn bị cho hội nghị về đào tạo sư phạm sắp tới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, bộ máy quản lý của Bộ hiện chưa thực sự tương thích với nhu cầu chăm sóc giáo viên, đào tạo sư phạm. Tháng 11 này, Bộ sẽ đề nghị lập lại Vụ giáo viên để làm những công việc liên quan tới đội ngũ của mình.

Riêng trường hợp của Tiến sĩ Huỳnh Nguyễn Hoàng, cấp chức năng sẽ xem xét sớm vướng ở khâu nào và có cách giải quyết phù hợp.

Cũng theo ông Nhân, trong tháng 11, Bộ sẽ công bố 7 quy trình quản lý "một cửa" và 5 quy trình "một dấu", tạo điều kiện cho hồ sơ không đủ thủ tục chỉ bổ sung một lần, rút ngắn những thủ tục rườm ra không cần thiết.

"Các quy trình này sẽ đưa lên website của Bộ. Chúng tôi cũng sẽ có một cửa tiếp nhận than phiền của các đơn vị, giáo viên và có người chuyên đảm trách công việc này hàng ngày", Bộ trưởng dí dỏm tuyên bố.

Theo Thanh Lương
VnExpress

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.