Cha mẹ không nên tạo áp lực con phải là số một

Cha mẹ không nên tạo áp lực con phải là số một
TPO- “Cha mẹ không nên tạo áp lực con phải là số một mà quan trọng là sự tiến bộ của con em mình. Còn thầy cô phải biết dạy trọng tâm và gợi mở ” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân nói trong chương trình "Đối thoại trẻ". 

Câu hỏi đầu tiên của chương trình Đối thoại trẻ tháng Chín với chủ đề "Học để làm gì?" do VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 24/9, là của cháu Thảo (Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội). Thảo phản ánh, các cháu đang phải học quá nhiều, không có thời gian để vui chơi.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, vấn đề Thảo nêu không thể giải quyết một mình mà phải cùng phụ huynh đến gặp cô giáo. Theo người đứng đầu ngành giáo dục, chương trình học được thiết kế không quá căng thẳng cho học sinh nhưng nhiều gia đình tạo sức ép cho con, khiến các cháu phải học quá nhiều.

Phó Thủ tướng cho rằng, nhiều cha mẹ muốn con đứng đầu lớp nhưng không phải học sinh nào cũng làm được điều đó. Quan trọng nhất là làm sao cho các cháu học tiến bộ so với khả năng của mình.

Ngoài ra, theo quan điểm của Phó Thủ tướng, để giảm tải học cho học sinh, thầy cô phải biết dạy trọng tâm và gợi mở.

Tiếp tục cuộc đối thoại, Thu Giang - giảng viên trẻ của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), chia sẻ tâm sự của một sinh viên trong số hơn 100 sinh viên được khảo sát ở một lớp học.

“Học ở Đại học như đi cày không trâu. Đại học cung cấp tất cả hay chỉ vừa chạm vào kiến thức đã ra trường rồi? Và mọi thứ chấm hết chẳng có gì ngoài một tấm bằng. Vào đại học với bao nhiêu kỳ vọng, ra trường rồi chỉ thấy bơ vơ” - Thu Giang dẫn lời của sinh viên năm ba nói trên.

Theo Phó Thủ tướng, “chỉ có thể trách các em một phần, bởi sinh viên là sản phẩm của gia đình và của toàn xã hội. Trước khi vào đại học, nếu xác định học lấy một nghề, có thể tự lập, thì lúc đó các em sẽ dựa vào năng lực của mình”.

Về đề án “hai vạn tiến sĩ ” mà ngành giáo dục đang triển khai, giảng viên Giang cũng bày tỏ hoài nghi về tính khả thi, cũng như chất lượng của đề án.

“Với tốc độ phải đào tạo hai vạn tiến sĩ từ giờ đến năm 2020, sẽ có “hệ lụy” đến cả các thế hệ học sinh sau này nếu chất lượng không tốt”?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận, thời gian qua, việc đào tạo tiến sĩ ở nước ta chưa đạt chất lượng như mong muốn. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng khẳng định chắc chắn việc đào tạo “hai vạn tiến sĩ” sẽ không có chuyện “hệ lụy” tới thế hệ học sinh như giảng viên Nguyễn Thu Giang lo lắng.

Cha mẹ không nên tạo áp lực con phải là số một ảnh 1
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Đỗ Hợp

Để hiện thực hóa mục tiêu hai vạn tiến sĩ, Phó Thủ tướng cho rằng, phải có nghiên cứu khoa học về vấn đề này và trong quá trình đào tạo, Bộ GD&ĐT sẽ “nhặt ra” các trường, các đơn vị đào tạo để thẩm định.

Theo đó, luận văn tiến sĩ phải có cái mới. Các nghiên cứu sinh phải có công trình khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước, cũng như ở nước ngoài. Nếu các luận văn không đạt tiêu chí thì không được làm nữa.

Phó Thủ tướng cho biết, với hai vạn tiến sĩ từ nay tới năm 2020, một nửa sẽ được đào tạo ở nước ngoài, một nửa đào tạo trong nước.

Cũng trong buổi đối thoại trực tiếp, bên cạnh việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cả hai vị khách của chương trình đã đối thoại về nhân cách, đạo đức học sinh. Phó Thủ tướng cho rằng, để hình thành nhân cách cho học sinh, ngành giáo dục không thể làm một mình.

Học để có ích cho xã hội

Bạn Tuấn Đức - sinh viên năm hai Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí & Tuyên truyền gửi đến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân câu hỏi: “Phó Thủ tướng đã đặt câu hỏi Học để làm gì từ bao giờ?".

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trả lời: Mục tiêu của việc học có thể thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Ngày nhỏ, việc học là tự nhiên, học vì bố mẹ bảo đi học. Còn lên cấp ba, khi đó, đất nước còn chiến tranh và nghĩ để đánh thắng giặc, cần phải có tri thức. Vì thế, mục tiêu lại thay đổi tiếp. Học là để cứu nước.

Sau học cấp ba, tôi được nhà nước cử đi học ở Cộng hòa Dân chủ Đức với ngành tự động hóa với hy vọng về nước phục vụ được đất nước. Vậy mục tiêu của sự học của tôi lại thay đổi sang học để có ích với đất nước.

Ngày còn học ở Cộng hòa Dân chủ Đức, tôi học thêm triết học và ngoại ngữ, ngoài chuyên ngành của mình. Về nước, tôi dạy tự động hóa rồi học kinh tế và chuyển sang dạy học về kinh tế. Tôi học để có ích cho xã hội.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.