Chạy... “tiến sĩ”

Chạy... “tiến sĩ”
Ai chạy? Xin thưa, một cử nhân trẻ bình thường như chúng tôi muốn “chạy” cũng rất khó! Trước hết, muốn được chọn làm nghiên cứu sinh, chúng tôi đã phải đấu loại gian nan với đồng nghiệp trẻ, đồng môn trẻ.

Sau đó, phải thi đủ các môn, dựa vào sức mình là chính, kể cả quá trình nghiên cứu và viết luận văn cũng vậy. Vì thế, gọi một cục là “tiến sĩ giấy” cả thì oan cho chúng tôi lắm!

Vậy thì ai “chạy” khỏe nhất? Trước hết là những quan chức trong ngành giáo dục và bên ngoài.

Một chủ nhiệm khoa, một phó hiệu trưởng, một hiệu trưởng... có thâm niên, quen biết nhiều, khi cần có cái bằng tiến sĩ đụng đâu có người giúp đó, vì tình cảm cũng có, nhưng chủ yếu vì mối quan hệ “có đi có lại”, “cộng tác” lâu dài, tôi lo cho anh thì anh lo cho tôi...

Cần bằng ngoại ngữ ư? Có ngay! Dù vị tiến sĩ tương lai đó nhìn vào ngoại ngữ như nhìn vào... bức vách!

Chọn người hướng dẫn và phản biện ư? Không thiếu!

Chống gian lận thi cử, trước hết các quan chức to, nhỏ trong ngành giáo dục, trong các trường đại học... không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước thực trạng này!

Theo Linh Trang
Tuổi Trẻ

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.