Chọn trường nghề

Chọn trường nghề
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, nhiều ngành nghề mới được ra đời và xu hướng chọn nghề đang là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học.

Chọn trường nghề

Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, nhiều ngành nghề mới được ra đời và xu hướng chọn nghề đang là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học.

Nghề Bếp là nghề hot hiện nay
Nghề Bếp là nghề hot hiện nay. Ảnh: QY

Thừa “Thầy” thiếu “Thợ”.

Tại hầu hết các nước trong đó có Việt Nam, hệ thống giáo dục được phân ra 2 khối: khối đào tạo hàn lâm (Academic training) và khối đào tạo nghề (Vocational training).

Đào tạo hướng hàn lâm là học sinh sẽ học tại các cấp độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, còn đào tạo nghề chỉ từ cấp độ chứng chỉ nghề (Certificate) đến trung cấp, cao đẳng nghề (Diploma).

Hai khối đào tạo này có sự khác biệt rõ rệt: đào tạo nghề chú trọng thực hành, giảng viên phải có kinh nghiệm làm việc, tay nghề cao và thời gian đào tạo có thể rất ngắn (vài ngày) hoặc khá dài (1-5 năm) tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo.

Trong khi đó, khối đào tạo hàn lâm thì chú trọng về nghiên cứu, lý thuyết, giảng viên phải có học vị, kiến thức rộng, thời gian đào tạo dài từ 3 năm trở lên.

Hàng năm cả nước có hơn một triệu học sinh rời ghế nhà trường để chọn con đường vào các trường cao đẳng, đại học. Thế nhưng, chỉ có hơn 400.000 học sinh đạt được nguyện vọng và khoảng 370.000 học sinh chọn học tại các trường dạy nghề (Cao đẳng, trung cấp nghề).

Với cơ cấu đào tạo như vậy, cứ mỗi năm nước ta sẽ tiếp nhận lao động cho xã hội với tỷ lệ thầy, thợ là 1:1. Điều này lý giải cho hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay.

Thực trạng một bộ phận khá lớn sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm và có hơn 60% tân cử nhân các trường đại học ở Việt Nam chấp nhận những công việc trái ngành, hoặc phù hợp cho trình độ thấp hơn (cao đẳng, trung cấp), trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu.

Xu hướng chọn nghề

Trước thực trạng đó và với những minh chứng sống thực tế đã rất thành công với nghề như chuyên gia ẩm thực Lê Thị Diệu Thảo hoặc Nghệ - Doanh nhân tranh thêu Nguyễn Quốc Sự…, đã giúp các bạn trẻ có những cái nhìn và định hướng đúng đắn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai cho mình.

Chuyên gia ẩm thực hàng đầu Việt Nam Lê Thị Diệu Thảo
Chuyên gia ẩm thực hàng đầu Việt Nam Lê Thị Diệu Thảo. Ảnh: QY
 

Rất nhiều nghề hiện nay chỉ cần học trong một thời gian ngắn là có thể làm việc tốt với mức lương hấp dẫn như: nghề bếp, nghề tóc, nghề thiết kế…

Điển hình như nghề bếp, thời gian đào tạo ngắn hơn chỉ từ 4-6 tháng, cùng với thời gian làm việc tại các Nhà hàng, Khách sạn từ một năm trở lên, bạn đã có thể tự tin là một đầu bếp lành nghề.

Các món ăn Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Việt Nam được xem là “Cái nôi của ẩm thực thế giới”.

Thêm vào đó, với số lượng quán ăn, nhà hàng, khách sạn tăng lên nhanh chóng như hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành bếp sẽ không ngừng tăng cao.Vì thế, bếp sẽ là nghề hấp dẫn giới trẻ trong thời gian tới.

Sự phát triển các ngành nghề là xu hướng mới và tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ muốn khẳng định mình với những nghề nghiệp mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao, cùng với sự đam mê để có thể đi đến thành công mỹ mãn trong nghề nghiệp.

Quốc Y

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG