Chưa bỏ thi tốt nghiệp THPT: Nguyên Thứ trưởng GD&ĐT nói gì?

Thí sinh dự thi kì thi THPT Quốc gia
Thí sinh dự thi kì thi THPT Quốc gia
TPO - “Bỏ thi tốt nghiệp không đúng, vấn đề là tổ chức thi như thế nào chứ không phải bỏ. Vấn đề không phải bỏ thi mà cách thi như thế nào mới là quan trọng. Việc tổ chức kỳ thi để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là không hợp lý vì mục đích của 2 kỳ thi khác nhau”- TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng GD&ĐT nhận định.

Ông Trần Xuân Nhĩ- Nguyên Thứ trường GD&ĐT cho rằng, vẫn phải duy trì kì thi tốt nghiệp vì có thi mới đánh giá giáo dục 12 năm ấy có chất lượng hay không. Tuy nhiên, việc tổ chức kỳ thi để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng mà tỉ lệ nhiều tỉnh/thành  xấp xỉ 100%, theo ông Nhĩ tỉ lệ này là quá cao.

Ông Nhĩ cũng cho rằng, có nhiều yếu tố để dẫn đến kết quả đó: “Chúng ta phải xem đề thi có đúng trình độ phổ thông không, nếu đề thi dễ thì đỗ hết là bình thường. Còn khâu tổ chức thi có tổ chức nghiêm túc chưa? Từ đó mới đánh giá được. Nhưng theo tôi, chuyện đỗ 100% thì khó tin”.

Cũng theo ông Nhĩ, ông hoàn toàn không tán thành nếu đỗ cả 100% vì khó có tỉnh nào mà học sinh đồng đều hết được như thế. Kì thi gần 100% phải xem lại xem kì thi nghiêm túc hay gian lận. Theo ông Nhĩ, một kì thi như thi THPT quốc gia mà tỉ lệ đỗ tốt nghiệp từ 80-85% là hợp lý.

“Nếu đạt đến gần 100% thì tổ chức  thi như thế  để làm gì, chỉ vô ích. Việc tổ chức kì thi THPT quốc gia là việc thí sinh nào không đạt thì phải bỏ ra, các trường đỡ vất vả dựa vào đó tuyển sinh”- ông Nhĩ nhấn mạnh.

Kì thi 2 trong 1: Tách hay nhập?

Nguyên Thứ trưởng Nhĩ cũng nhận định, cách tổ chức kỳ thi 2 trong 1 như vừa qua là không cần thiết, gây vất vả cho toàn xã hội và chính Bộ GD&ĐT cũng bị lúng túng.

Ông Nhĩ cho rằng, cần  giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các đại học để họ chọn được đúng sinh viên vào từng ngành phù hợp. Khâu tổ chức nên giao cho các Sở giáo dục, các địa phương và có sự tin tưởng ở họ.

“Bộ Giáo dục chỉ nên chú trọng vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng ở mức ra đề thi chung để tiêu chí đánh giá được đồng bộ”- Ông Nhĩ nêu quan điểm.

Cũng theo ông Nhĩ cần tách tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học thành 2 kì thi khác nhau. Trong đó, tốt nghiệp giao cho địa phương tổ chức, Bộ Giáo dục chỉ ban hành quy chế, thanh tra, quản lý và ra đề thi.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay “xôn xao” bởi việc xuất hiện mưa điểm 10 ( hơn 4.000 điểm so với 100 điểm năm 2016). Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, tăng hơn hẳn các năm trước khi đạt 98-99%. Với tỉ lệ tốt nghiệp đỗ cao như vậy, dư luận băn khoăn đặt câu hỏi có nên giữ kỳ thi THPT.  

Theo GS Phạm Tất Dong, tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao, liên tiếp giữ vững trong nhiều năm trở lại đây cũng phần nào thấy được tâm lý thành tích của xã hội. Bởi qua nhiều lần cải cách thi cử, phương thức ra đề thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp vẫn luôn cao. Vậy, có nên tiếp tục kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để xét tuyển ĐH,CĐ?

Còn theo TS Lê Viết Khuyến, nhìn vào những nước còn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng ít nước nào có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao như Việt Nam. Ở Pháp, tỉ lệ này chỉ khoảng 70%. Thực tế có một số nước trên thế giới đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.