Chúng ta từng có nhiều bộ SGK

Chúng ta từng có nhiều bộ SGK
TP - Theo dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục mà Bộ GD &ĐT đưa ra, trên cơ sở một chương trình giáo dục, có nhiều bộ sách giáo khoa và Giám đốc Sở GD& ĐT hoặc hiệu trưởng các trường có quyền lựa chọn sách để giảng dạy và học tập ở trường mình.
Chúng ta từng có nhiều bộ SGK ảnh 1
Ảnh minh họa: Người lao động

Có nhiều bộ sách giáo khoa trong chương trình giáo dục bậc phổ thông, tôi hoàn toàn nhất trí, ủng hộ việc đổi thay này. Tôi nghĩ, đáng lẽ chúng ta phải làm được việc này từ lâu rồi, chứ không phải mãi đến bây giờ mới đặt vấn đề nên hay không nên.

Vì duy trì quá lâu dài lề lối tổ chức, làm việc, dạy - học chỉ có một bộ sách giáo khoa cho mỗi lớp học nên đã dẫn tới bao nhiêu hệ lụy, yếu kém tồn tại kéo dài, dai dẳng trong ngành giáo dục, mà đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, mất mát  nhất là các em học sinh và thầy cô giáo.

Việc chung một chương trình, có nhiều bộ sách, không chỉ hiện diện trong chương trình giáo dục phổ thông ở các nước ngoài mà thực tế ở Việt Nam ta, những năm 1980, khi triển khai thay sách THPT lần thứ hai, đã từng có ba bộ SGK môn toán, hai bộ SGK môn văn (do trường ĐHSP, Viện Khoa học Giáo dục, Hội nghiên cứu giảng dạy biên soạn...). 

Các Sở GD&ĐT được quyền lựa chọn một trong những bộ sách đó để giảng dạy và  được sử dụng trong một thời gian dài, mãi đến năm 2000 mới hợp nhất lại, không thấy có những khó khăn, rắc rối, phức tạp nào nảy sinh.

Cơ sở thực tế đã có từ trước đây, tại sao, ngành giáo dục lại không đồng tâm, nhất trí, cùng nhau làm nhiều bộ sách giáo khoa cho thật tốt, hướng tới xu thế chung của thế giới, phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, học tập của từng đối tượng học sinh ở các vùng, miền khác nhau? 

Chủ trương, mục đích như vậy là tốt rồi. Nhưng vấn đề mà chúng tôi lo lắng, băn khoăn nhất là yếu tố con người, đội ngũ khoa học, thầy cô giáo để soạn thảo chương trình chuẩn, để viết các bộ sách giáo khoa, để giảng dạy cho học trò.

Lâu nay, mỗi khi thay sách, làm lại chương trình, Bộ GD & ĐT cũng có lấy ý kiến đóng góp của tất cả thầy cô giáo. Nhưng thực ra, điều này chỉ mang tính hình thức, cho lấy có, vì thời gian thường ngắn ngủi, trong 15 ngày hoặc 1 tháng, gửi lên Bộ thì Bộ lại im hơi lặng tiếng, không hề thông báo, tiếp thu ý kiến của thầy cô như thế nào cả. Sai sót, bất cập không thay đổi, sửa chữa gì hết, cứ ấn, bắt giáo viên - học sinh dạy - học. Thành thử, mới đây, mới có chuyện Bộ GD và NXB phải sửa chữa đến 44 lỗi trong sách giáo khoa từ lớp 4 đến lớp 12.

- Khi đã có chương trình chuẩn rồi, nhà nước cho phép cá nhân hoặc nhóm, hoặc tập thể nào đó có tâm huyết khả năng, trình độ... biên soạn sách giáo khoa không nên đặt ra điều kiện, yêu cầu gì.

Tất nhiên, khi sách giáo khoa được phát hành, phải thông qua hội đồng thẩm định của Bộ GD & ĐT và ý kiến đóng góp của giáo viên cả nước. Tất cả mọi việc thẩm định phải đảm bảo công bằng, khách quan, nghiêm túc, chống mọi biểu hiện vận động hành lang hoặc quen biết, quan hệ...

Khi đem ra thị trường, thầy cô và học sinh sẽ quyết định tuổi thọ của  sản phẩm từng bộ sách. Cạnh tranh về chất lượng nội dung cũng là cách tốt để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bậc phổ thông.

Theo tôi, giáo viên cũng không nhất thiết chỉ sử dụng một bộ sách duy nhất trong năm, mà có thể vận dụng một lúc nhiều bộ sách. Chỗ này thấy hay lấy ở sách A. Chỗ kia thấy phù hợp chọn cách ở sách B... Nghĩa là phát huy ưu việt của từng bộ sách.

Hiện nay, tôi đang dạy chương trình phân ban cho hai loại học sinh: học sách chuẩn và sách nâng cao. Có bài, có nội dung, tôi vận dụng linh hoạt cả bộ sách cho từng đối tượng, thấy hiệu quả rõ rệt, học sinh thích thú.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.