Chương trình giáo dục phổ thông mới: Quá tham vọng, khẩu hiệu

GS.TSKH Ngô Việt Trung
GS.TSKH Ngô Việt Trung
TPO - Dự thảo chương trình phổ thông bị ám ảnh bởi Nghị quyết, chính sách nên chương trình đặt ra quá tham vọng, mang tính chất khẩu hiệu là chính.

Góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD-ĐT công bố chiều qua 12/4, GS.TSKH Ngô Việt Trung, Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Toán đã có những quan điểm trái chiều so với dự thảo.

GS.TSKH Ngô Việt Trung cho biết khi cầm bản dự thảo cách đây 3 ngày, ông có cảm giác Bản dự thảo bị ám ảnh bởi Nghị quyết, chính sách nên đặt ra quá tham vọng, mang tính chất khẩu hiệu là chính.

GS.TSKH Ngô Việt Trung ví dụ: như tiểu học, có các môn giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, tìm hiểu công nghệ, thế giới công nghệ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo... khối lượng thời gian dành cho các môn này chiếm tới hơn 1/3 thời gian tiểu học.

Tôi nghĩ rằng, ở bậc tiểu học chỉ là dạy kiến thức sơ đẳng. Chúng ta làm thế nào để dạy cho học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Làm thế nào để có thể đào tạo được giáo viên dạy hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Tôi cho rằng, điều kiện vật chất của chúng ta có cho phép chúng ta làm việc này này không? Làm thế nào để có được hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Sáng tạo đầu tiên là phải dạy cho học sinh biết tư duy những cái đó có thể lồng vào kiến thức cơ sở” – GS. Ngô Việt Trung cho hay

Cũng theo GS. Trung, chương trình phổ thông cũng thế. Tại sao có thể dạy pháp luật kinh tế ở bậc học này trong khi có thể lồng vào các môn khác.

Player Loading...

“Tôi nghĩ, chúng ta bị nhầm lẫn nhiều so với mục tiêu phát triển giáo dục. Có những cái phải làm hoạt động ngoại khóa thực sự. Tôi có xem chương trình ngoại khóa của Singapore. Tôi thấy họ có 4 hoạt động ngoại khóa. Trong đó có hoạt động ngoại khóa nghệ thuật, ngoại khóa đoàn thể, ngoại khóa thể chất... Họ yêu cầu học sinh phải tham gia một trong bốn ngoại khóa này. Trong khi chúng ta lại yêu cầu rất nhiều môn thế này. Tôi nghĩ rằng đây là tham vọng quá lớn, phi thực tế” – GS. Trung băn khoăn.

Mặt khác, theo GS. Ngô Việt Trung hiện đang có một quan niệm sai lầm về chương trình SGK hiện nay. “Giáo dục phổ thông theo tôi là lĩnh vực ít thay đổi trên toàn thế giới. Vì những kiến thức cần dạy cho học sinh là kiến thức sơ đẳng nhất, cơ bản nhất, phục vụ cho việc hiểu thế giới chứ không phải chạy theo thế giới. Trong khi chúng ta liên tục thay đổi SGK, liên tục thay đổi chương trình. Trong khi chương trình của thế giới thì ổn định tương đối giống nhau” – GS. Ngô Việt Trung cho hay.

GS. Ngô Việt Trung cũng đề xuất cần phải đánh giá lại chất lượng học sinh sau THPT. Vì có một thực tế là khả năng tự luận của học sinh hiện nay rất kém. Khả năng học thuộc là chính. Nên khi viết bài luận không thành được vấn đề. Đồng thời, ông cho rằng nên tham khảo, so sánh các nước khác thời lượng dạy như thế nào. Có thể nhập khẩu chương trình, SGK của các nước hay không?

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Tổng chủ biên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chương trình được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực... để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy. Việc giảm số môn học, không quy định cứng thời gian từng môn, việc dạy Ngoại ngữ có thể bắt đầu từ lớp 1, lớp 10 học sinh được định hướng nghề nghiệp... là những điểm mới của dự thảo chương trình phổ thông tổng thể.

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý từ nay cho đến ngày 29/4/2017. 

Xem và tải về toàn bộ dự thảo TẠI ĐÂY

>>Chương trình giáo dục phổ thông mới: Xuất hiện nhiều môn học mới

>>Không thi tốt nghiệp THPT sau 2020?

MỚI - NÓNG