“Cô giáo” nhí giảng bài về “Trận Điện Biên Phủ trên không”

Để thiết kế bài giảng cho các bạn khác trong lớp, nhóm trợ giảng nhí đã tự tìm hiểu kỹ càng về bài học
Để thiết kế bài giảng cho các bạn khác trong lớp, nhóm trợ giảng nhí đã tự tìm hiểu kỹ càng về bài học
Để học sinh trực tiếp đứng lớp, giảng bài lịch sử cho chính bạn bè của mình là một trong những phương pháp dạy và học sáng tạo mà Vinschool đang áp dụng để giúp học sinh có thói quen tự tin, chủ động và phát huy tối đa khả năng thuyết trình, ứng phó linh hoạt. Cách học này khơi dậy trong mỗi học sinh tình yêu đối với môn lịch sử, biến lịch sử từ một môn học “khô, khó, nhàm chán” trở nên sống động, gần gũi.

Trò giảng cho trò nghe

Tiết học lịch sử về “Điện Biên Phủ trên không” là một phần thuộc dự án “Trợ giảng nhí” của khối 5, trường Tiểu học Vinschool. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ tự thu thập thông tin về bài học, soạn giáo án, xây dựng powerpoint. Khi tiết học diễn ra, cô giáo sẽ đóng vai trò giám sát.

Bằng cách xác định các nhóm việc cần chuẩn bị, gồm: Giảng bài, điều hành trò chơi, thiết kế powerpoint và quản lý trật tự lớp học rồi phân việc cho từng người, việc trở thành “giáo viên dạy sử” tưởng chừng quá sức với độ tuổi lớp 5 nhưng thật bất ngờ là các em đều làm rất tốt.

Bạn Huy Quang được phân công xây dựng powerpoint tự hào: “Con tự mày mò học cách làm trên Youtube mà làm được đến 95%, chỉ có 5% là cô phải sửa”. Điều đáng quý nhất ở các em là tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng hoàn thành công việc được giao. Tuy chỉ đứng lớp vài phút nhưng các em sợ không được cô giáo và các bạn đánh giá tốt nên đều dành nhiều thời gian để ôn đi ôn lại kiến thức. Thậm chí trước tiết dạy chính thức, các “giáo viên nhí” còn nhờ bố mẹ đóng giả làm học sinh để giảng thử ở nhà!

“Cô giáo” nhí giảng bài về “Trận Điện Biên Phủ trên không” ảnh 1

Chăm chú lắng nghe “thầy giáo” giảng bài

Bài giảng của các “thầy cô giáo nhí” cũng có đủ 3 phần: kiểm tra bài cũ, học bài mới và củng cố bài. Mỗi phần kiến thức được chia tách khoa học, và lần lượt các “thầy cô” trong nhóm “Trợ giảng nhí” sẽ lên dạy theo sự phân công.

Đặc biệt, các em rất giỏi tương tác với người học, dưới nhiều hình thức khác nhau như: chơi trò chơi, hỏi – đáp, thi kể chuyện, tranh luận… Trong tiết học, các em được phát biểu thể hiện những gì mình đã tìm hiểu được về các kiến thức liên quan đến bài học.

Trong môi trường tranh luận văn minh, học sinh được khuyến khích đưa ra chính kiến của mình, không bị ép buộc tư duy theo một khuôn mẫu cứng nhắc, giúp mỗi em ghi nhớ bài học rút ra theo cách của riêng mình. Buổi học kết thúc khi cô giáo đứng ra tổng kết, nhấn mạnh vào các đơn vị kiến thức các em cần ghi nhớ trong không khí hào hứng cho đến những phút cuối cùng của tiết học.

Rèn kỹ năng, nuôi đam mê

“Giáo viên nhí” Hà Khánh Phương (lớp 5A1) không giấu được niềm hạnh phúc khi được “dạy” các bạn của mình: “Đến giờ nghĩ lại em vẫn thấy vui. Sau khi được làm “giáo viên lịch sử”, em hiểu hơn về môn học, yêu thích môn học hơn và cảm phục những vất vả của các thầy cô”.

Cách dạy và học sử hiện nay là một vấn đề gây “đau đầu” các nhà giáo giục vì còn mang nặng tính thụ động, đọc – chép, học thuộc nhiều hơn là tìm hiểu về môn học, do đó học sinh không nhớ lâu, nhớ sâu.

Cô Nguyễn Thu Biên, giáo viên trường Tiểu học Vinschool, người phụ trách dự án “Trợ giảng nhí” tâm sự: “Điều quan trọng nhất khi dạy sử là cần phải làm cho các con yêu môn lịch sử; và để yêu lịch sử thì không chỉ học theo những sự kiện trong sách giáo khoa mà phải tự tìm kiếm, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. ”

Không chỉ thay nhau chia nhóm, trợ giảng tại chính lớp mình học, các em sẽ còn bước sang giai đoạn 2 - tham gia cuộc thi “Trợ giảng giỏi” của khối rồi từ đó sẽ tổ chức một

“Cô giáo” nhí giảng bài về “Trận Điện Biên Phủ trên không” ảnh 2 Nhóm “trợ giảng nhí” đang thảo luận cùng xây dựng giáo án
Ngày hội Lịch sử vào cuối học kỳ.

Ngày hội này hứa hẹn mang tới nhiều điều bất ngờ vì tất cả đều do chính học sinh điều phối. Kinh nghiệm từ các buổi tự nghiên cứu, tìm tòi và tổ chức bài giảng trong suốt học kỳ 2 sẽ giúp các em tự tin tổ chức thành công ngày hội lịch sử của riêng mình.

Nhờ việc tổ chức kiến thức khoa học, tìm tư liệu chuẩn xác và trình bày sáng tạo, việc dạy lịch sử như trên hoàn toàn không khiến học sinh bị quá tải, thậm chí còn rèn cho các em thói quen chủ động tự học và quản trị kiến thức ngay từ khi còn nhỏ.

Cô Biên cũng cho biết đã áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - một phương pháp rất phát triển ở những nước phương Tây vào các giờ học Lịch sử tại Vinschool. Mấu chốt của phương pháp này là phát huy tính chủ động làm việc nhóm và lên kế hoạch của học sinh, với chìa khóa là sản phẩm do người học làm nên.

Luôn đặt học sinh vào thế chủ động và khơi gợi niềm đam mê của các em, thầy cô giáo trường Tiểu học Vinschool mong rằng Lịch sử sẽ không còn là môn học khô khan mà sẽ trở thành những ấn tượng sâu đậm, nuôi dưỡng trong các em tình yêu với quê hương đất nước.

MỚI - NÓNG