Từ kết quả tốt nghiệp THPT 2007:

Có nên để vùng sâu thi chung đề với thành phố?

Có nên để vùng sâu thi chung đề với thành phố?
TP - GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng: năm nay, khâu chống gian lận trong thi cử làm tương đối tốt, ít nhất là  ở ...vòng ngoài - không có leo tường, bắc thang ném bài.
Có nên để vùng sâu thi chung đề với thành phố? ảnh 1
Ảnh Hồng Vĩnh

Kỷ luật vòng trong, dù còn xảy ra một số sự cố đáng tiếc, nhưng  sự cố gắng của ngành cũng đã được xã hội ghi nhận .

Tuy nhiên, GS Văn Như Cương cũng khẳng định:  Việc chống bệnh thành tích chưa đạt được mức như mong muốn vì bệnh thành tích nằm ngay trong đề thi.

“Đề thi các môn quá dễ đến mức không thể lý giải nổi! TPHCM có kết quả thi tốt nghiệp –98%, Hà Nội cũng rất cao. So với đề thi tốt nghiệp mọi năm thì độ khó dễ là một trời một vực. Có thể dẫn chứng một câu mà 100% học sinh có thể làm được là tính thể tích hình chóp được chấm đến 1,5 điểm.

Trò của tôi từ các tỉnh gọi điện về than: “Thầy ơi, môn Vật lý và Hóa học còn dễ hơn môn Toán nhiều!” – GS Cương nói.

Đề thi dễ hơn nhiều so với mọi năm là câu trả lời chung của nhiều nhà giáo ở các tỉnh thành phố khác khi được phỏng vấn.

GS Văn Như Cương tâm sự: “Trước mùa thi những người có trách nhiệm nói rằng thấp mấy cũng phải chấp nhận, các nhà giáo lâu năm tưởng rằng chúng ta sẽ phải  chấp nhận nỗi đau để tiến lên nhưng hóa ra chúng ta đã tìm cách chấp nhận... một tỷ số không đến nỗi tồi”.

Theo ông, điều nguy hiểm hơn là ở chỗ  giáo viên đặt câu hỏi: “Thi theo kiểu mới này, từ nay giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh làm được bài toán kiểu như vậy là xong?”.

Mềm dẻo hơn

GS Văn Như Cương  khẳng định, ở những địa phương vùng sâu, vùng xa tỷ lệ thi thấp hơn các tỉnh khác chúng ta phải chấp nhận và phải có cách riêng.

“Ở những tỉnh này, chúng ta đang phải khuyến khích HS đến  trường thì  việc họ đảm bảo được sĩ số cũng là tốt rồi, không nên  bắt học trò ở đó phải chịu một sự  đánh giá chung với cả quốc gia  với 6.000 thanh tra Bộ xuống làm cho căng thẳng,  và tốn kém như các tỉnh khác -  GS Văn Như Cương đề xuất - Thi tốt nghiệp THPT nên được tổ chức tại các tỉnh tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế và mặt bằng dân trí ở từng địa phương để dễ điều chỉnh, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho các học sinh đi làm việc.

Dĩ nhiên đó vẫn là chứng chỉ quốc gia nhưng phân cấp cho các tỉnh thực hiện. Thi tốt nghiệp cấp Sở  phải được quan niệm nhẹ nhàng hơn và cao hơn kỳ thi lên lớp một chút, để chứng tỏ HS đã kết thúc 12 năm học THPT. Kỳ thi ĐH mới nên tổ chức ở cấp quốc gia chứ nhất thiết không nhập 2 kỳ thi làm 1 như Bộ GD-ĐT đang cổ súy”.

Đó là hậu quả của một quá trình đánh giá chưa đạt chuẩn!

Theo tôi, giáo dục phải đi đôi với việc kiểm tra đánh giá một cách cơ bản, theo đúng chuẩn một cách nghiêm túc. Nếu hạ chuẩn xuống hoặc đánh giá không nghiêm túc cả một quá trình giáo dục từ dưới  thì bây giờ điểm yếu  đã bộc lộ: Đến lúc phải đánh giá đúng chuẩn, nghiêm túc  thì chuẩn trở nên cao  quá so với thực tế. Kết quả đó giải đáp câu hỏi về chất lượng.

(Ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT)

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.