Có nên liên kết, sáp nhập các trường đại học?

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng
TP - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách đặt ra khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học diễn ra ngày 7/9.

Đại học theo mô hình tập đoàn?
Liên quan mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học, hiện vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Theo ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định thống nhất, mạch lạc mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học, gồm có Trường đại học và đại học (hệ thống các trường đại học). 

Theo đó, hạt nhân cơ bản của hệ thống giáo dục đại học là trường đại học có cơ cấu tổ chức bên trong, gồm các trường chuyên ngành, các khoa, bộ môn và các tổ chức cần thiết khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ tùy theo nhu cầu của nhà trường. Ông Bình cho rằng, mô hình “trường đại học trong đại học” hoàn toàn không mới trong xu hướng phát triển, đồng thời tạo độ mở cho mô hình cơ sở giáo dục đại học, thuận lợi cho việc kết hợp, sáp nhập, giảm số lượng trường. Thực tế xây dựng hai Đại học Quốc gia đã chứng minh “tính đúng đắn” của mô hình này khi có cơ chế và nguồn lực phù hợp.

Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai lại đề nghị quy định hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác, gọi chung là đại học. Đây là hai loại ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án luật.

Trước vấn đề trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Đinh Văn Nhã đặt vấn đề: Mô hình như cơ quan soạn thảo (loại ý kiến thứ hai) đưa ra có gì bất cập về mặt nội dung và hình thức? Còn theo mô hình như Đại học Quốc gia, theo ông Nhã cũng phải tính, vì mô hình này hiện nay cũng đang có những bất cập. Bởi hai Đại học Quốc gia hiện nay mới chỉ là nhập theo giải pháp hành chính, giống như trong kinh tế có các tập đoàn thì đại học cũng có mô hình tương tự.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nên theo hướng liên kết “mềm”, tức là để các trường tự nhận thấy nhu cầu, thực lực và tự chủ thì tính toán tới việc liên kết lại với nhau. Chúng ta tăng quyền tự chủ để các trường tự quyết định, còn luật chỉ tạo hành lang pháp lý chứ không quy định “cứng”, áp đặt theo mệnh lệnh hành chính.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, quy định về mô hình đại học thể hiện trong bản dự thảo luật mới nhất chưa giải quyết được các vấn đề vướng mắc đã bộc lộ trong thực tế. Vì hiện có nhiều ý kiến băn khoăn, tại sao chỉ các Đại học Quốc gia, đại học vùng được gọi là “đại học”, trong khi có rất nhiều các trường uy tín khác như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân lại chỉ được coi là “trường đại học”. Theo ông Đam, nếu theo phương án hai, sẽ tháo gỡ được những vấn đề trên, còn phương án một, sẽ khó tháo gỡ được những bất cập.

Còn theo ông Phan Thanh Bình, trước yêu cầu hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực đang buộc các đại học phải năng động, cạnh tranh hơn. Các trường không chỉ cạnh tranh với nhau mà phải cạnh tranh với cả quốc tế, nên có việc các trường liên kết lại với nhau. Hiện quốc tế đang theo xu hướng này. Như ở Pháp, họ có hơn 100 trường nhưng gom lại chỉ còn 25 trường; Nhật Bản cũng đã hình thành Tập đoàn Đại học Quốc gia để giải quyết những bài toán lớn đặt ra ở tầm quốc gia.

Chúng ta có hơn 200 trường, vậy có sáp nhập lại hay không là vấn đề đang được đặt ra. Theo ông Bình, nên tạo hành lang pháp lý để các trường tự nguyện sắp xếp, sáp nhập lại với nhau.

Đang có tình trạng “nợ chuẩn” 
Liên quan vấn đề xếp hạng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng băn khoăn khi thiếu quy định để “kiểm định” đối với chính các tổ chức kiểm định. Bởi trước đây Bộ GD&ĐT kiểm định, nhưng hiện nay lại cho phép các tổ chức độc lập tham gia kiểm định. Đây là vấn đề rất quan trọng vì phụ huynh và học sinh căn cứ vào xếp hạng của các trường để học.

Cùng quan điểm, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, muốn có được sự tự chủ, sáng tạo thực sự cho các trường thì phải lấy kiểm định làm công cụ và chất lượng kiểm định phải được nâng lên. Tuy nhiên thực tế vừa qua chúng ta chỉ kiểm định cơ sở vật chất mà không kiểm định giáo viên, trong khi người dạy, người học mới là yếu tố chính quyết định chất lượng đào tạo.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho biết, vừa qua đã có 117/122 trường đạt chuẩn, còn 5 trường chưa đạt chuẩn. Vậy chuẩn đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội chưa? Do đó cần phải quan tâm nâng chuẩn làm sao đáp ứng được yêu cầu thực tiễn vì hiện đang có tình trạng “nợ chuẩn”.

Theo ông Phan Thanh Bình: Ở Pháp có hơn 100 trường nhưng họ gom lại chỉ còn 25 trường; Nhật Bản cũng đã hình thành Tập đoàn Đại học Quốc gia để giải quyết những bài toán lớn đặt ra ở tầm quốc gia. Chúng ta có hơn 200 trường, vậy có sáp nhập lại hay không là vấn đề đang được đặt ra.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.