Đại học đào tạo trực tuyến có ổn không, bao nhiêu trường đã thực hiện?

Đại học đào tạo trực tuyến có ổn không, bao nhiêu trường đã thực hiện?
TPO - 57% trường ĐH công lập chưa tiếp cận đào tạo trực tuyến, trong khi con số này ở các trường ngoài công lập chỉ trên 20%.

Đó là khẳng định của lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT tại hội  đào tạo nghị trực tuyến  đối với giáo dục ĐH ứng phó với dịch COVID-19 được tổ chức sáng nay, 17/4.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT thông tin, báo cáo nhanh của các trường ĐH cho thấy, trong bối cảnh dịch COVID-19,  có 45% số trường ĐH đã triển khai đào tạo trực tuyến; 42% chưa thực hiện; 13% là các trường khối quốc phòng, an ninh đang thực hiện đào tạo tập trung.

Đại học đào tạo trực tuyến có ổn không, bao nhiêu trường đã thực hiện? ảnh 1 Đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục ĐH. Nguồn: Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT

Hiện nay, có thể chia các trường ĐH thành 3 nhóm: Có hệ thống LMS, LCMS; Chưa có hệ thống LMS, LCMS: Chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến thời gian thực (live-video communication) và công cụ liên lạc: Google Hangouts Meet, Microsoft teams, Adobe Connect, Zoom, Skype,… Email, mạng xã hội để liên lạc giữa Giảng viên và Sinh viên; và chưa triển khai đào tạo trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết cả nước có 110 trường đã triển khai đào tạo trực tuyến trong tổng số 240 trường với hình thức  từ đơn giản đến hoàn chỉnh.

 Theo thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, có những cơ sở giáo dục ĐH thực sự khó khăn vì chưa bao giờ triển khai.

Có thể thấy, chỉ có 2 trường ĐH đào tạo ở mức độ hoàn chỉnh là ĐH Mở Hà Nội và ĐH Mở TPHCM. Đây là 2 cơ sở đã xây dựng hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, đã cấp bằng cử nhân đào tạo từ xa, có hệ thống quản lý học tập đầy đủ. Do đó, khi triển khai cho sinh viên chính quy rất thuận lợi.

Do đó, từ thực tế hiện nay, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường cùng xây dựng các khóa học mở trực tuyến; Liên kết cùng nhau để đưa ra bài giảng miễn phí. Cùng với đó là hệ thống học liệu mở cho giáo dục ĐH. Bộ đã giao cho Cục CNTT làm đầu mối.

Thứ trường Nguyễn Văn Phúc cho rằng các trường ĐH có đầy đủ căn cứ pháp lý để đào tạo, công nhận kết quả trực tuyến.

Hiện Bộ đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy ĐH theo hướng đưa  tỷ lệ đào tạo trực tuyến nhất định để các trường triển khai.

“Kinh nghiệm của các nước cho thấy phần lớn các trường đều có hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến; Kết hợp ưu điểm đào tạo truyền thống và trực tuyến. Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên học mọi lúc mọi nơi, phát huy được khả năng tự học”, thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay.

Thăm dò ý kiến
Thi THPT Quốc gia 2020, chọn phương án nào?
MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
TPO - Hai bên sẽ cùng tổ chức các buổi tọa đàm xoay quanh những chủ đề gần gũi với đời sống học đường, tâm lý sinh viên và các vấn đề xã hội đang quan tâm, qua đó lan tỏa giá trị tích cực; đồng thời phối hợp tổ chức các sân chơi học thuật, thể thao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và các cuộc thi sắc đẹp cho sinh viên – học sinh…
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
TPO - Diễn biến thời tiết thực tế tại thủ đô Hà Nội trong 24 giờ qua có hình thái nóng xen kẽ mưa lớn, cảm nhận thực tế đặc biệt khó chịu cho những người mẫn cảm với thời tiết. Các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực sẽ duy trì đà tăng nhiệt nhẹ. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

TS Nguyễn Quang Bảy khám cho bệnh nhân

Kê đơn thuốc 90 ngày: Người bệnh mạn tính thở phào

TP - Sau nhiều năm người bệnh mạn tính phải tất tả đến bệnh viện mỗi tháng chỉ để lấy lại một đơn thuốc quen thuộc, giờ đây, họ có thể nhẹ nhõm hơn. Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành cuối tháng 6 vừa qua đã chính thức có hiệu lực, cho phép bác sĩ kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tối đa 90 ngày đối với một số bệnh mạn tính.
Thể dục dưới nước giúp cải thiện tình trạng đau lưng mãn tính

Thể dục dưới nước giúp cải thiện tình trạng đau lưng mãn tính

TPO - Theo một nghiên cứu mới, tập thể dục dưới nước không chỉ cải thiện sức mạnh cơ bắp ở những người bị đau lưng dưới mãn tính mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống. Liệu pháp dưới nước có thể là một giải pháp thay thế khả thi cho những người sợ di chuyển hoặc tập thể dục do đau. Đối với những người bị đau lưng mãn tính, các bài tập dưới nước có thể có tác dụng nhiều hơn là tăng cường sức mạnh cho các cơ lưng.