Đại học Huế dự kiến tuyển hơn 10.000 chỉ tiêu

Đại học Huế dự kiến tuyển hơn 10.000 chỉ tiêu
TPO - Đại học Huế vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến vào 11 trường, khoa, phân hiệu trực thuộc năm 2010. Theo đó, trường có 10.210 chỉ tiêu tuyển sinh, gồm 9.960 chỉ tiêu đại học (ĐH) và 250 chỉ tiêu cao đẳng (CĐ); tăng 1.270 chỉ tiêu so với năm 2009.
Đại học Huế dự kiến tuyển hơn 10.000 chỉ tiêu ảnh 1
Đại học Khoa học - Đại học Huế

Trường ĐH Khoa học: Dự kiến 1.680 chỉ tiêu cho 22 ngành đào tạo, cụ thể: Toán học (60), Tin học (200), Vật lý (60), Kiến trúc Công trình (120), Điện tử- Viễn thông (70), Toán Tin ứng dụng (60);

Hoá học (60), Địa chất (50), Địa chất công trình và địa chất thuỷ văn (50), Sinh học (60), Địa lí (có các chuyên ngành: Địa lí tài nguyên và môi trường, Bản đồ – Viễn thám) (50);

Khoa học môi trường (60), Công nghệ sinh học (60), Văn học (120), Lịch sử (120), Triết học (60), Hán – Nôm (40), Báo chí (120), Công tác xã hội (70), Xã hội học (70), Ngôn ngữ (50), Đông phương học (70).

Trường ĐH Sư phạm: Dự kiến 1.600 chỉ tiêu, tăng 170 chỉ tiêu, gồm: Sư phạm Toán học (110), Sư phạm Tin học (110), Sư phạm Vật lí (130), Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp (55);

Sư phạm Công nghệ thiết bị trường học (55), Sư phạm Hoá học (110), Sư phạm Sinh học (110), Sư phạm Kĩ thuật nông lâm (50), Tâm lí giáo dục (50), Giáo dục chính trị (110);

Giáo dục chính trị – Giáo dục quốc phòng (60), Sư phạm Ngữ văn (170), Sư phạm Lịch sử (120), Sư phạm Địa lí (120), Giáo dục tiểu học (120), Giáo dục mầm non (120).

Trường ĐH Y Dược: Dự kiến 920 chỉ tiêu, tăng 70 chỉ tiêu, gồm: Bác sĩ đa khoa (học 6 năm) 450, Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt (học 6 năm) 50, Dược sĩ (học 5 năm) 100;

Cử nhân Điều dưỡng (học 4 năm) 50, Cử nhân Kĩ thuật Y học  (học 4 năm) 50, Cử nhân Y tế công cộng (học 4 năm) 60, Bác sĩ Y học dự phòng (học 6 năm) 100, Bác sĩ Y học cổ truyền (học 6 năm) 60.

Trường ĐH Nông Lâm: Dự kiến 1.430 chỉ tiêu (đại học), tăng 130 chỉ tiêu, gồm: Công nghiệp và công trình nông thôn 50, Cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm 50;

Công nghệ thực phẩm 100, Khoa học cây trồng 100, Bảo vệ thực vật 50, Bảo quản chế biến nông sản 50, Khoa học nghề vườn 40, Lâm nghiệp 100, Chăn nuôi – Thú y 100, Thú y 50;

Nuôi trồng thuỷ sản (có các chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản, Ngư y) 150, Nông học 40, Khuyến nông và phát triển nông thôn 100, Quản lí tài nguyên rừng và môi trường 100;

Chế biến lâm sản 40, Khoa học đất 30, Quản lí môi trường và nguồn lợi thuỷ sản 50, Quản lí đất đai (có các chuyên ngành: Quản lí đất đai, Quản lí thị trường bất động sản) 180;

Phát triển nông thôn 50; Các ngành đào tạo cao đẳng (250 chỉ tiêu): Trồng trọt 50, Chăn nuôi – Thú y 50, Nuôi trồng thuỷ sản 50, Quản lí đất đai 50, Công nghiệp và công trình nông thôn 50.

Trường ĐH Kinh tế: Dự kiến 1.320 chỉ tiêu, tăng 160 chỉ tiêu, gồm: Kinh tế (có các chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kinh tế tài nguyên và môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Kinh doanh nông nghiệp) 350;

Quản trị kinh doanh (có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh thương mại, Marketing) 310, Kinh tế chính trị 50, Kế toán (có các chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán) 240;

Tài chính - Ngân hàng 80, Hệ thống thông tin kinh tế (có các chuyên ngành: Thống kê kinh doanh, Tin học kinh tế) 180, Tài chính - Ngân hàng (Liên kết đào tạo đồng cấp bằng với trường ĐH Rennes I, Cộng hòa Pháp) 60;

Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, đào tạo theo chương trình tiên tiến, giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình đào tạo của trường ĐH Sydney, Australia) 50.

Trường ĐH Nghệ thuật: Dự kiến 170 chỉ tiêu, giảm 30 chỉ tiêu, gồm: Hội hoạ 40, Điêu khắc 10, Sư phạm Mĩ thuật 40, Mĩ thuật ứng dụng 50, Đồ họa (chuyên ngành Đồ họa tạo hình) 30.

Trường ĐH Ngoại ngữ: Dự kiến 880 chỉ tiêu, tăng 50 chỉ tiêu: Sư phạm Tiếng Anh 240, Việt Nam học (chuyên ngành Ngôn ngữ-Văn hóa và Du lịch) 30, Quốc tế học (chuyên ngành Hoa Kỳ học) 30, Tiếng Anh (có các chuyên ngành: Tiếng Anh Ngữ văn, Tiếng Anh Phiên dịch, Tiếng Anh Biên dịch, Tiếng Anh Du lịch) 240;

Tiếng Nga (chuyên ngành Tiếng Nga Ngữ văn) 20, Tiếng Pháp (có các chuyên ngành: Tiếng Pháp Ngữ văn, Tiếng Pháp Phiên dịch, Tiếng Pháp Biên dịch, Tiếng Pháp Du lịch) 40;

Tiếng Trung (có các chuyên ngành: Tiếng Trung Ngữ văn, Tiếng Trung Phiên dịch, Tiếng Trung Biên dịch, Tiếng Trung Thương mại) 80, Tiếng Nhật 160, Tiếng Hàn 40.

Khoa Giáo dục Thể chất: Dự kiến tuyển 220 chỉ tiêu. Cụ thể: Sư phạm Thể chất - Giáo dục quốc phòng 100, Sư phạm Giáo dục thể chất 120.

Khoa Du lịch: Dự kiến tuyển 360 chỉ tiêu, tăng 130 chỉ tiêu. Cụ thể: Du lịch học (có các chuyên ngành: Kinh tế du lịch, Quản lí lữ hành và hướng dẫn du lịch) 140, Quản trị kinh doanh (có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh du lịch, Tổ chức và quản lí sự kiện, Truyền thông và marketing du lịch dịch vụ) 220.

Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị: Dự kiến tuyển 180 chỉ tiêu, tăng 60 chỉ tiêu. Cụ thể: Công nghệ kĩ thuật môi trường 60, Xây dựng dân dụng và công nghiệp 60, Kĩ thuật Trắc địa – Bản đồ 60.

Khoa Luật: Dự kiến tuyển 400 chỉ tiêu đào tạo cho ngành Luật.

Các ngành mở mới: Hai ngành đào tạo, gồm: Phát triển nông thôn - Trường ĐH Nông Lâm; Xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị.

Năm 2010, ĐH Huế đổi tên ngành học Sư phạm Mẫu giáo thành Giáo dục Mầm non ở Trường ĐH Sư phạm.

Trường ĐH Kinh tế sẽ đào tạo chương trình tiên tiến ngành Kinh tế Nông nghiệp, theo chương trình của Trường đại học Sydney, Úc.

Trường ĐH Sư phạm tiếp tục đào tạo ngành Vật lí theo chương trình tiên tiến của Trường đại học Virginia Hoa kỳ và đào tạo chương trình kĩ sư liên kết với Trường đại học kĩ sư Val de Loire (Cộng hoà Pháp), đào tạo hai năm ở Việt Nam, ba năm ở Pháp, do Trường đại học Val de Loire cấp bằng.

MỚI - NÓNG