Đại học Tôn Đức Thắng đạt chuẩn đại học của Cộng hòa Pháp

Đại học Tôn Đức Thắng đạt chuẩn đại học của Cộng hòa Pháp
TPO - Thông tin do TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó hiệu trưởng trường đại học Tôn Đức Thắng công bố ngày 23/7.

Theo ông Sơn, vào tháng 4/2018, đoàn chuyên gia đánh giá của Hội đồng cao cấp về kiểm định nghiên cứu và giáo dục đại học quốc gia của Cộng hòa Pháp (HCERES) đã tiến hành đánh giá chất lượng trường đại học tại Tôn Đức Thắng. Đoàn chuyên gia của HCERES đã đánh giá và thẩm định toàn diện các nội dung cùng  700 minh chứng đi kèm liên quan trực tiếp đến kiểm định đại học. 

Các tiêu chí được HCERES kiểm định và đánh giá gồm chiến lược và quản trị đại học, nghiên cứu và giảng dạy, dịch vụ sinh viên, quan hệ đối ngoại, quản lý, kiểm định chất lượng và đạo đức học thuật…Tất cả các tiêu chí của Trường đều được Hội đồng kiểm định của HCERES đánh giá cao, đồng thời Hội đồng cũng để xuất những hướng phát triển chiến lược trong thời gian tới nhằm sớm đạt được mục tiêu mà Trường đã đề ra.

Với đánh giá này, trường đại học Tôn Đức Thắng đã đạt chuẩn đại học của Cộng hòa Pháp do Hội đồng cao cấp về kiểm định nghiên cứu và giáo dục đại học quốc gia của Cộng hòa Pháp (HCERES). Kiểm định và công nhận chất lượng đại học đạt chuẩn này có giá trị trong vòng 5 năm (07/2018 đến 07/2023).

Đại học Tôn Đức Thắng đạt chuẩn đại học của Cộng hòa Pháp ảnh 1

Trường đại học Tôn Đức Thắng đã đạt chuẩn đại học của Cộng hòa Pháp do HCERES cấp

Được biết, trường đại học Tôn Đức Thắng phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu với mục tiêu là vào top 60 các trường đại học tốt nhất ở châu Á đến năm 2037. HCERES là một tổ chức kiểm định uy tín được công nhận bởi Hiệp hội đảm bảo chất lượng châu Âu - ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education) và Bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng (ESG) trong  hệ thống giáo dục đại học châu Âu (EHEA).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.