Đại học vùng “đắt khách”

Đại học vùng “đắt khách”
TPO - Sáng 5/5, hơn 30 Sở GD&ĐT phía Bắc đã bàn giao hồ sơ tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng. Lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các đại học vùng và những trường “bậc trung” tăng mạnh.
Đại học vùng “đắt khách” ảnh 1
Đại diện các trường ĐH-CĐ tiếp nhận hồ sơ ĐKDT sáng 5/5 tại Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên của Sở GD&ĐT Đà Nẵng - cho biết:

Trong tổng số 25.270 hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tại Đà Nẵng có đến trên 15.000 hồ sơ “bay” về Đại học Đà Nẵng.

Tại khu vực này, khoảng 3.500 hồ sơ đăng ký vào các trường không tổ chức thi. Trong đó, khối A vẫn có nhiều thí sinh đăng ký dự thi nhất, với 14.247 hồ sơ.

Ông Đặng Tất Thắng - Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và thường xuyên (Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định) - cũng khẳng định, năm nay số thí sinh đăng ký dự thi vào các trường “có máu mặt” như Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương… giảm hơn năm trước.

Thống kê của Sở GD&ĐT Nam Định cho thấy, năm 2008 có 67.729 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó, khối A là 41.729 hồ sơ, khối B: 14.528 hồ sơ và khối C: 4006 hồ sơ.

Số thí sinh đăng ký dự thi khối A chiếm tỷ lệ lớn nhất và ngành kinh tế đông người đăng ký dự thi nhất. 

Điều đáng nói là năm nay, lượng thí sinh tập trung vào các trường cao đẳng cũng rất lớn. Riêng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định có 4.000 hồ sơ đăng ký dự thi, tăng gấp đôi so với năm 2007.

Tương tự, tại Hà Giang, số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh chiếm ¼ tổng số hồ sơ năm 2008.

Theo bà Tạ Song Hà - Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Hà Nội), tổng số hồ sơ của thành phố năm nay là gần 105.600, (năm 2007 là 85.216 hồ sơ).

Theo bà Hà, các trường top có lượng thí sinh đăng ký dự thi tương đương hoặc giảm hơn so với những năm trước. Chẳng hạn, năm 2007, số hồ sơ đăng ký dự thi của Đại học Kinh tế Quốc dân khoảng 4.800, năm nay chỉ còn 2.894. Xu hướng này cũng xảy ra tại Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa…

Ngược lại, các trường “nhẹ” hơn đôi chút lại “hút” thí sinh. Tại Viện Đại học Mở Hà Nội, năm 2007 có 6.000 hồ sơ đăng ký dự thi, thì năm nay, con số này tăng lên 9.000 hồ sơ.

Số hồ sơ đăng ký dự thi vào Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là 5.938, tăng hơn 1.000 hồ sơ so với năm 2007 (4.664 hồ sơ). Học viện Tài chính, Đại học Hà Nội cũng nhận được số hồ sơ tăng gấp đôi năm trước.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, số thí sinh đăng ký dự thi khối A với các ngành thuộc kinh tế, kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Theo đó, có 59.602 hồ sơ đăng ký dự thi khối A, chiếm 56,44%. Tiếp đến là khối D với 27.626 hồ sơ, chiếm 26,16%. Khối B chiếm 11,29%, khối C chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 3,07%.

Không nộp hồ sơ vì sợ trượt tốt nghiệp

Năm nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng rất thấp.

Theo đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh có hơn 12.000 học sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhưng chỉ có 10.998 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng, trung bình chưa được 1 hồ sơ/thí sinh (đó là kể cả hồ sơ của cả thí sinh tự do và lượng hồ sơ ảo). Cách đây vài năm, con số hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng là 15.000 - 16.000.

Đại diện Sở GD&ĐT Tuyên Quang nhận định, nhiều học sinh lớp 12 không nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng một phần là do tâm lý lo sợ không đỗ tốt nghiệp. Vì vậy, nhiều học sinh ở tỉnh này chọn thi trung cấp chuyên nghiệp.

Năm 2007, Tuyên Quang là tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT (14,04%) và Bổ túc THPT (0,21%).

Lượng hồ sơ đăng ký dự thi của Sở GD&ĐT Điện Biên thống kê được cũng giảm hơn so với 2007. Năm nay, toàn tỉnh có hơn 6.000 hồ sơ, giảm 500 hồ sơ so với 2007.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.