Thi trắc nghiệm:

Đánh dấu sai sẽ bị trừ điểm

Đánh dấu sai sẽ bị trừ điểm
TP - Năm nay sẽ thực hiện phương án trừ điểm những câu sai, bằng đúng số phần trăm của luật xác suất. Thí dụ, câu trắc nghiệm có 4 phương án, nếu thí sinh chọn sai sẽ bị trừ ¼ số điểm của câu hỏi đó. Việc trừ điểm do máy tính tự động làm.

Tiến sĩ Nguyễn An Ninh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: Đánh dấu bừa vào bài thi trắc nghiệm cũng chỉ được một kết quả theo luật xác suất.

Đánh dấu sai sẽ bị trừ điểm ảnh 1

Về số lượng những môn thi áp dụng hình thức trắc nghiệm, cấu trúc và số lượng của đề thi, ông Minh cho biết:

Năm 2008, các môn thi theo hình thức trắc nghiệm ở kỳ thi tốt nghiệp THPT là: Vật lí, Hóa học, Sinh học (nếu các môn này được quy định là môn thi tốt nghiệp năm 2008) và Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật.

Ở kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, các môn thi theo hình thức trắc nghiệm là: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức và Tiếng Nhật.

Cấu trúc của đề thi trắc nghiệm năm 2008 giống năm 2007 ở tất cả các môn. Theo đó, đề thi tốt nghiệp THPT gồm 40 câu trắc nghiệm, đối với các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học và 50 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 60 phút.

Đối với thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm, đề thi gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, phần riêng cho thí sinh học chương trình ban khoa học tự nhiên hoặc thí sinh học chương trình ban khoa học xã hội và nhân văn.

Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

Ở kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, đề thi trắc nghiệm gồm 50 câu, đối với các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học và 80 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 90 phút.

Đề thi gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, phần riêng cho thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm hoặc thí sinh học chương trình THPT không phân ban.

Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

Đánh dấu sai sẽ bị trừ điểm ảnh 2
Tiến sĩ Nguyễn An Ninh

Thí sinh phải sử dụng loại bút gì khi làm bài trắc nghiệm? Cách lựa chọn đáp án đúng như thế nào?

Khi làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn, thí sinh cần sử dụng 2 loại bút: Bút mực hoặc bút bi: để ghi các thông tin trên phiếu và bút chì: để tô phần số (trong các mục 9. Số báo danh, mục 10. Mã đề thi).

Trong 4 phương án trả lời A, B, C, D, thí sinh chọn đáp án nào thì dùng bút chì tô tròn theo vòng (chú ý không nên tô rách giấy thi).

Ông có những lưu ý gì đối với thí sinh, khi làm bài thi trắc nghiệm?

Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh học “tủ”.

Gần sát ngày thi, thí sinh nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kĩ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Thời điểm này, các em cũng không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó, dễ gây hoang mang.

Thí sinh đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.

Đánh dấu sai sẽ bị trừ điểm ảnh 3
Đánh dấu bừa khi thi trắc nghiệm sẽ bị trừ điểm

Các em nên nhớ, không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm. Thí sinh nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...), không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.

Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm. Thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian, vận dụng kiến thức, kĩ năng để nhanh chóng quyết định chọn phương án trả lời đúng. Nếu thấy phương án lựa chọn của mình chưa đúng, thi sinh có thể dùng tẩy xóa đi và chọn đáp án khác.

Nhận bài thi, các em nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được. Sau đó, thí sinh quay lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua.

Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương, nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.

Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.

Khi làm bài, thí sinh nên để phiếu trả lời trắc nghiệm phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu trả lời trắc nghiệm và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).

Những lỗi thí sinh hay mắc phải khi làm bài trắc nghiệm trong kỳ thi năm ngoái là gì, thưa ông?

Trong các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2007, đa số thí sinh đã làm đúng yêu cầu kỹ thuật đối với bài thi trắc nghiệm, ngoại trừ một số ít thí sinh còn làm cả hai phần riêng nên các Hội đồng/Ban chấm thi đã phải xử lý và trừ điểm theo hướng dẫn của Bộ.

Để khắc phục, có ý kiến cho rằng nên có phương án làm đề riêng cho từng đối tượng dự thi để không xảy ra tình trạng trên. Việc này đối với Ban đề thi là rất dễ dàng, tuy nhiên việc sắp xếp phòng thi riêng cho từng đối tượng thí sinh (phân ban khoa học tự nhiên, phân ban khoa học xã hội và nhân văn) đối với kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt là thí sinh không phân ban và phân ban thí điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ gây khó khăn cho các Hội đồng/Ban coi thi.

Do vậy, đề thi năm 2008 vẫn tiếp tục có 2 phần như các năm trước, các trường phải hướng dẫn sớm hơn và kỹ hơn để tất cả thí sinh khi bước vào phòng thi đều nắm được những yêu cầu của hình thức thi trắc nghiệm.

Ngoài ra, thí sinh cũng cần chú ý để giữ gìn phiếu trả lời trắc nghiệm thật sạch sẽ, không bị gãy gập, quăn mép; tránh tình trạng tô sai số báo danh và mã đề thi. Những chỗ tô sai cần phải tẩy kỹ... để tạo thuận lợi cho các Ban chấm thi khi quét và xử lý bài trắc nghiệm.

Xin cảm ơn ông!

Linh Linh
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.