Đào tạo ngành “Công nghệ thông tin và Du lịch” đáp ứng nhân lực đặc thù

Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Du lịch đáp ứng nhân lực theo cơ chế đặc thù”
Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Du lịch đáp ứng nhân lực theo cơ chế đặc thù”
Ngày 19/4, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM tổ chức hội thảo “Đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Du lịch đáp ứng nhân lực theo cơ chế đặc thù” với sự tham dự của nhiều lãnh đạo ban ngành, chuyên gia, diễn giả đầu ngành đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.

Tại Phát biểu tại chương trình PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường cho biết,  năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành hai văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo về việc đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và ngành Du lịch theo cơ chế đặc thù để đáp ứng thị trường lao động và hội nhập quốc tế giai đoạn 2017 – 2020.

Với định hướng ban đầu là đào tạo nguồn nhân lực theo hướng ứng dụng, nên trong thời gian vừa qua Ttrường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã chủ động kết nối, hợp tác tốt với doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo khác để phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo ở tất cả các ngành của trường, trong đó có hai nhóm ngành Công nghệ thông tin và Du lịch.

“Đồng thời, ngay sau khi có văn bản hướng dẫn, Nhà trường đã tổ chức đánh giá lại chương trình đào tạo, quy trình tổ chức đào tạo, đánh giá trình độ, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với nhu cầu của nhà tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên môn… Từ đó, nhà trường rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện quy trình tổ chức đào tạo”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, đến thời điểm này, về cơ bản nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai Đề án. Đặc biệt, Nhà trường đã hợp tác tốt với các doanh nghiệp để tăng cường thời lượng thực hành, thực tập lên tối thiểu 30% đối với ngành Công nghệ thông tin và 50% đối với ngành Du lịch trên tổng số thời gian thực hiện chương trình đào tạo…

Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành trên cả nước về công nghệ thông tin và du lịch đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ các nội dung liên quan đến công tác đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và ngành Du lịch theo cơ chế đặc thù, cụ thể: Về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo; Về cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực ngành Công nghệ thông tin và ngành Du lịch; Về hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và các bên liên quan trong quá trình đào tạo; Về hoạt động hỗ trợ đào tạo…

Đào tạo ngành “Công nghệ thông tin và Du lịch” đáp ứng nhân lực đặc thù ảnh 1

PGS.TS  Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM phát biểu

“Qua hội thảo, các báo cáo định hướng, báo cáo tham luận và kết quả thảo luận tại Hội thảo là cơ sở giúp Nhà trường hoàn thiện Đề án đào tạo, mặt khác kiến nghị các cơ quan quản lý có những chính sách phù hợp để góp phần thực hiện hoạt động Đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và ngành Du lịch theo cơ chế đặc thù một cách hiệp quả, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.