Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển:

ĐBSCL: Chất lượng giáo dục phổ thông thấp

ĐBSCL: Chất lượng giáo dục phổ thông thấp
Theo Bộ GD-ĐT thì chất lượng giáo dục phổ thông ở ĐBSCL còn thấp, rất đáng lo ngại. Tỷ lệ học sinh THPT thi tốt nghiệp đạt điểm trung bình trở lên đang ở mức dưới 30%, có tỉnh dưới 10%.
ĐBSCL: Chất lượng giáo dục phổ thông thấp ảnh 1
Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển

Sáng 1/8 tại TP Cần Thơ đã khai mạc “Hội nghị phát triển GD-ĐT ĐBSCL lần thứ 2” do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm chủ trì.

Tại ĐBSCL, số lượng học sinh đến trường thấp nhất nước trong lúc tỷ lệ bỏ học lại cao nhất nước. Từ đó, ĐBSCL đang thiếu nguồn tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo các cấp chưa có sự quan tâm đúng mức, đầu tư chưa tương xứng với vị trí vùng đất bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thiếu những kế hoạch tạo đột phá làm thay đổi nhận thức người dân.

Thu nhập bình quân đầu người một năm ở ĐBSCL hơn 4,3 triệu đồng (cả nước hơn 4,2 triệu đồng) nhưng đầu tư cho giáo dục chỉ 4,26% (cả nước 6,13%).

Phương hướng tới, theo Bộ GD-ĐT là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông để nâng cao dân trí. Giải pháp cho nâng cao chất lượng GD phổ thông sẽ được bàn thảo trong ngày cuối của Hội nghị 2/8 hôm nay.

Sáu Nghệ

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển:

Sẽ có chính sách đặc thù cho ĐBSCL

Chương trình nội dung sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù ĐBSCL, quan điểm là cắt bớt nội dung, tăng điều kiện vui chơi cho học sinh. Điều chỉnh nội dung dự kiến khoảng 30%. Tóm lại là sẽ có những cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp với trình độ phát triển KT-XH, đặc điểm địa lý tự nhiên và tập quán văn hóa của vùng.

Chúng tôi đề xuất nghiên cứu tiến tới thành lập quỹ đặc biệt phát triển GD-ĐT cho vùng ĐBSCL và các vùng khó khăn khác do Chính phủ trực tiếp điều hành.

Chúng tôi sẽ tập trung ngân sách nhà nước xây dựng trường Đại học Cần Thơ thành trường điểm quốc gia, một trung tâm đào tạo có uy tín cho khu vực cũng như cho các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

MỚI - NÓNG