Đề Hóa dài và khó hơn năm ngoái

Đề Hóa dài và khó hơn năm ngoái
TPO - Đề thi cơ bản nằm trong nội dung sách giáo khoa, độ phức tạp hơn đề thi năm ngoái, bài tập phải tính toán phức tạp. Nhiều thí sinh và thầy cô giáo nhận định như vậy về đề thi Hóa sáng nay. Xem gợi ý lời giải kèm theo của Tiền Phong Online.

>> Gợi ý lời giải môn Hóa của Trung tâm Hocmai.vn (pdf)
>> Gợi ý lời giải môn Hóa của nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM (word)
>> Gợi ý lời giải môn Hóa của nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM (pdf)
>> Gợi ý lời giải đề thi đại học môn Vật lí, Toán

Đề dài

Chiều nay, TPO sẽ đăng tải sớm nhất toàn bộ đáp án chính thức của Bộ GD&ĐT cho 3 môn thi khối A. Mời thí sinh và bạn đọc đón xem.

Nhận xét đề thi năm nay khá dài và khó. Thí sinh đạt điểm 6 điểm 7 là nhiều. Điểm 8,9 là ít.

Do những phần thi ở đề năm nay nằm tập trung ở chương trình lớp 11, nên thí sinh phải ôn chắc mới làm được bài dễ dàng. Em Phạm Văn Tiến (Hải Dương) nói: "Em làm hết 100%, nhưng chỉ được 7 điểm là cùng. Đề Hóa năm nay hơi dài, nhiều câu phải tính toán, khó".

Còn em Trầm Thị Tươi (Hà Nam)  thì cho rằng : "Đề dài và khó, chắc em cũng chỉ được 6 điểm thôi. Bài tập quá nhiều, chiếm 70% số lượng câu hỏi. Em chỉ chắc được 60-70%".

Thí sinh Trần Thanh Vinh- Hà Nội nhận định: "em làm bình thường, chắc 7 điểm trở nên. Đề có khoảng 10 câu phải tính toán, có phần nâng cao để phân loại thí sinh".

Còn thí sinh Đỗ Thiệp dự thi Học viện Ngoại giao nói: "Đề thi trắc nghiệm, nên em "tích" được hết các câu. Tuy nhiên, chỉ 60% là chắc chắn đúng. Đề Hóa khá cơ bản không chênh lệch nhiều về kiến thức so với năm ngoái, có chênh chăng chỉ là ở kỹ thuật tính toán, nếu luyện tập nhiều sẽ làm tốt". Thiệp cũng chung nhận định rằng đề hôm nay có nhiều bài tập, tính toán rất nhiều bước.

Phần lớn nhận xét chung của các thí sinh là phải nhanh nhạy và chính xác trong các phép tính mới có thể hoàn thành tốt bài thi. Đề Hóa năm nay  tỉ lệ giữa lý thuyết và bài tập là 50-50.

Tính toán nhiều, đa số sẽ chỉ được 6-7 điểm

Theo PGS- TS Đào Hữu Vinh- nguyên Chủ nhiệm khối chuyên Hóa - ĐHKHTN, ĐHQGHN thì đề Hóa năm nay kiến thức cơ bản, không nằm ngoài sách giáo khoa. Đề có khả năng phân loại tốt, các câu hỏi khá hóc búa.

Tuy nhiên, đề khó hơn so với năm ngoái, đặc biệt phần riêng đề nâng cao, nhiều chỗ đánh đố học sinh. Đề cũng hơi dài, tính toán nhiều, bài tập nặng, thí sinh trung bình sẽ chậm tìm ra kết luận với khối lượng tính toán như vậy.

Có khoảng 10 câu khó, học sinh có lực học phải từ khá trở lên mới làm được. Đề có 24 câu lý thuyết, chiếm khoảng 50% (bao gồm phần tính toán). Số lượng câu lý thuyết như vậy là tương đối hợp lý.

“Về cấu trúc đề thi, có chương trình rải đều của lớp 10 -11-12, tập trung nhất vào chương trình lớp 11. Theo tôi sẽ không nhiều em đạt điểm 9-10. Đa số chỉ trung bình 6-7”, thầy Vinh cho biết.

Còn theo Thạc sỹ Đặng Văn Thành- Đại học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng giữa lý thuyết và thực hành của môn Hóa là ngang nhau. Các bài tập trong đề Hóa khó, câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản thì không có nhiều.

Đề theo tôi thì hay hơn năm trước nhưng lại khó hơn. Có khoảng 23 câu lý thuyết là dễ ăn điểm còn lại các câu học không kĩ về kiến thức và không có kĩ năng làm bài thì không thế kiếm điểm được.

“Có khoảng 5 câu khó có thể phân loại được thí sinh. “Phổ cập” 5 điểm thí sinh đã khá vất vả rồi còn 9 điểm trở nên thì thí sinh hơi “mệt”. Số bài thi của thí sinh được 5 trở xuống sẽ chiếm khoảng 60%, điểm 8 thì khoảng 10%, 9 điểm được khoảng 5%”, thấy Thành cho biết.

Thạc sỹ Phạm Bích Liên- giáo viên bộ môn Hóa (Trường PTTH Hoài Đức A):

Không có câu nào quá khó, đề hay. Với đề này, học sinh khá, nắm vững kiến thức cơ bản, có kĩ năng làm bài, biết vận dụng lý thuyết để làm bài tập có thể đạt được 8 điểm . “Điểm sàn” chung thí sinh đạt được điểm 7 về môn Hóa. Còn điểm 10 thì hơi ít

MỚI - NÓNG