Đề Ngữ văn không khó nhưng phổ điểm chỉ dừng ở mức 6-7 điểm
TPO - Thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng Nga, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Hoài Đức B nhận định, đề năm nay vừa sức thí sinh, dễ hơn so với đề minh hoạ và phổ điểm chủ yếu nằm ở mức 6-7, hiếm có thí sinh đạt đến 9,5.

Theo cô Nga, đề thi đạt mục tiêu phân loại thí sinh khá rõ, 60 vừa sức với những thí sinh có học lực trung bình.
Ở phần đọc hiểu đề trích một đoạn thơ khá có ý nghĩa của tác giả Vũ Quần Phương. Tuy nhiên, đoạn thơ trích trong đề chưa phải là đoạn thơ hay mà là đoạn thơ có ý nghĩa. Tác phẩm ra trong đề cũng không phải là bài thơ xuất sắc của nhà thơ Vũ Quần Phương.

4 câu hỏi của phần đọc hiểu cân đối cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Câu nghị luận xã hội hướng đến vấn đề Khát vọng cũng là vấn đề khá thiết thực với tuổi trẻ và cũng vừa sức với thí sinh.
Câu nghị luận văn học rơi vào bài ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường và với trích đoạn này, đa số học sinh cho là khó. Đề yêu cầu cảm nhận về hình ảnh Sông Hương khi ở thượng nguồn (Đây là đoạn ký rất hay của Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Ý thứ 2 của câu hỏi này hướng nhiều tới cách nhìn độc đáo của tác giả với Sông Hương tức là thiên về phong cách nghệ thuật của tác giả. Ý này chỉ học sinh khá giỏi mới giải quyết được.
So với đề minh hoạ Bộ GD&ĐT công bố trước đó thì đề Ngữ văn sáng nay có điểm khác. Nếu đề minh hoạ cho 2 chi tiết của một tác phẩm để học sinh cảm nhận từ đó rút ra bình luận, đánh giá thì ở đây, đề chính thức cho 1 đoạn văn, học sinh sẽ bình luận, đánh giá trên đoạn văn ấy.
Nhìn chung đây là một đề thi hợp lý, không đánh đố thí sinh. Đề có phần dễ hơn đề minh hoạ, với đề thi này, phổ điểm chủ yếu sẽ ở mức 6-7 điểm, học sinh giỏi sẽ đạt điểm 9 còn hiếm có điểm 9,5 bởi vì những bài văn đạt điểm cao thường phân tích hay về quan điểm, phong cách nghệ thuật. Với trích đoạn trong đề, thí sinh khó có thể làm bật lên được điều đó.
Ngữ liệu cho phần Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học có dung lượng vừa phải phù hợp với thời lượng 120 phút, có khả năng khơi gợi những suy nghĩ, xúc cảm mang giá trị nhân văn và có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc cho học trò.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh 2021: Dự kiến thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần

Ma trận ngoại ngữ, tin học 'chui': Ôm tiền tỷ bỏ trốn

Tranh thủ trẻ ngủ trưa, cô giáo vội chốt đơn bán hàng bù đồng lương ít ỏi

Xúc phạm danh dự người học sẽ bị phạt thế nào?

Cô giáo trường làng được phong tặng Nhà giáo Nhân dân

Kỷ luật hiệu trưởng 'dọa thiêu' lãnh đạo ngành

Xây nhóm nghiên cứu mạnh tại các trường ĐH: Tháo nút thắt nghiên cứu khoa học
