Đề thi tiếng Anh đánh đố, điểm thí sinh rớt dài!

Đề thi tiếng Anh đánh đố, điểm thí sinh rớt dài!
Trong khi các môn Toán, Lý, Hóa khối A của kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng có những cơn mưa điểm 9, 10 thì môn tiếng Anh ở trường ĐH Ngoại ngữ, “trong 5000 bài, có tới 55% điểm dưới trung bình”.
Đề thi tiếng Anh đánh đố, điểm thí sinh rớt dài! ảnh 1
Chấm thi tuyển sinh 2005

Những người theo “chủ nghĩa điểm đẹp” bình luận: giá như bài đọc hiểu đang từ 3 điểm mà giảm xuống 2 điểm và bài viết lại 5 câu tăng lên được 2 điểm thì thí sinh trượt sẽ có điểm “đẹp” hơn vì theo tâm lý “trượt đẹp” thì trượt 3 điểm khác với trượt 2 điểm (!).

Một cán bộ chấm thi môn tiếng Anh ở ĐHNN cho rằng chất lượng bài năm nay kém và qua đó thấy được việc giảng dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông là đáng lo ngại vì có những lỗi không đáng mắc là có nhiều cấu trúc câu dạy ở phổ thông rồi mà học sinh vẫn không làm được.

Mặc dù tự tin như ĐHNN, một cán bộ chấm thi trường này nhận định: trên toàn quốc may chăng chỉ 1-2 điểm 10 vì đề rất khó .

Sang ĐH Ngoại thương (NT), một trường thuộc diện “number one” trong cùng khối ngành, để tìm kiếm những điểm 10 hiếm hoi trong toàn quốc nhưng phóng viên Tiền Phong cũng chỉ nhận được câu trả lời “không có điểm 10” mặc dù hàng năm ĐHNT khá nhiều điểm 8, 9, 10 do các thí sinh thi vào trường này toàn thuộc diện “đỉnh”.

Một cán bộ trực tiếp tham gia chấm thi cho biết: đề thi năm nay khó hơn năm ngoái, có nhiều chỗ được gọi là đánh đố học sinh như: hỏi cách phát âm của những từ không được thông dụng, mang tính học thuật, không phải là những thứ học sinh có thể biết được...

Một cán bộ chấm thi tại ĐHNT nói với phóng viên báo Tiền Phong đã thử kiểm tra một vài cô giáo ở khoa tiếng Anh của trường và các giáo viên không phải là đã làm được.

Đặc điểm của từ vựng tiếng Anh là mỗi từ có một cách phát âm khác nhau chứ không thể đọc theo kiểu ghép vần nên đối với những từ đánh đố như kiểu đề năm nay nhiều giáo viên đại học cũng còn phải nghĩ chán không biết thế nào; thường thì với những từ không phổ biến giáo viên ngữ âm chuẩn cũng phải thận trọng xem lại từ điển mới phát âm đúng được. Một số giáo viên ĐHNT đùa với nhau là với đề như thế này nếu có test thử thì giáo viên cũng chỉ được 7 đến 8 điểm là cùng!

Vì vậy, tại ĐHNT, với điểm Hóa, Lý chủ yếu là 9,10 (với môn Vật lý, chỉ có hơn 1000 bài thi đã có hơn 500 điểm 9 trở lên!) người ta đồ rằng điểm chuẩn khối A vào trường này phải lên tới 28 điểm thì tình hình sẽ ảm đạm hơn ở điểm chuẩn khối D.

Với tình hình trong một túi bài thi tiếng Anh gồm 40 bài làm chỉ lác đác điểm khá; có cả điểm 0, điểm 0,5; điểm 1, 2 rất nhiều; điểm 3,4 nhiều... thì chắc chắn điểm chuẩn  khối D sẽ thấp. Đặc biệt, vị tiến sĩ này khẳng định năm nay, ngay cả ĐHNT không có điểm 10, lác đác vài điểm 8.

Một giảng viên, tiến sĩ của ĐHNT khẳng định đã được học về kỹ thuật ra bài kiểm tra ở nước bạn và từng tham gia ra đề thi một số năm cho biết, nếu được chọn ra đề năm nay thì cũng ra đề khó như thế để phân loại học sinh nhưng không phải ra nhiều chỗ đánh đố học sinh như đề thi này.

Kiểm tra độ rộng độ sâu không phải là đánh đố; chẳng hạn bài tập phát âm có thể thì cho từ đơn giản chứ không phải từ quá phức tạp...

Theo vị tiến sĩ này, nếu theo yêu cầu phải bám sát chương trình của Bộ thì đề thi tiếng Anh năm  không đạt. Ra đề thế nào để điểm chuẩn khoảng 22-23 là vừa (một môn đã là 7,8 điểm). Ra đề thi mà toàn 8,9,10 không phải là tốt và nếu toàn 5,6 cũng không phải là tốt!

MỚI - NÓNG