<FONT face=Tahoma>Đại học và Học viện – Bằng cấp như nhau</FONT>

Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009: Bám sát phổ thông

Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009: Bám sát phổ thông
TP - Sáng qua tại TPHCM, TS Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT) khẳng định đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ 2009 sẽ bám sát chương trình phổ thông.

Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2009 do Bộ GD&ĐT và báo Tuổi Trẻ tổ chức, theo TS Trần Văn Nghĩa, Bộ GD&ĐT ra đề thi chung cho các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi.

Các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật), vật lý, hóa học và sinh học, sẽ thi theo phương pháp trắc nghiệm; các môn còn lại đề thi theo phương pháp tự luận.

Các trường tự ra đề thi các môn năng khiếu. Nội dung đề thi bám sát chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá khó, quá phức tạp, không đánh đố, phù hợp với thời gian làm bài, có khả năng phân loại thí sinh.

Đại học và Học viện – Bằng cấp như nhau

PGS-TS Ngô Kim Khôi: Đây là thuật ngữ được nêu trong điều lệ trường ĐH. Về cơ bản thì chức năng, nhiệm vụ như nhau, được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH.

Hai trường này chỉ khác nhau ở dấu mộc tên trường, học viện khi tốt nghiệp. Học viện có phần dạy và phần nghiên cứu (thường học viện là đơn vị của ngành), học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu.

Còn đại học chuyên giảng dạy, đại học thường đào tạo mang tính nghề nghiệp nhiều hơn. Bằng cấp của học viện cũng như của đại học đều giống nhau do Bộ GD-ĐT quy định, sinh viên ra trường đều được cấp bằng cử nhân, kỹ sư.

Cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý gồm hai phần:

Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng ra theo từng chương trình: Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả hai phần riêng đều không được chấm; Chỉ chấm điểm phần chung.

Riêng đối với các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật), đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

PGS-TS Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết  kỳ thi tuyển sinh 2009 sẽ có hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ bao gồm.

Đợt 1: Ngày 4 và 5/7/2009 thi ĐH khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn toán, lý, thi tiếp năng khiếu vẽ đến ngày 7/7/2009.

Đợt 2: Ngày 9 và 10/7/2009 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; khối M thi văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi văn, sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 13/7/2009.

Đợt 3: Đối với hệ CĐ: các trường CĐ tổ chức thi sẽ thi trong ngày 15 và 16/7/2009 (trừ các môn năng khiếu kéo dài đến 22/7/2009).

Bộ GD-ĐT quy định thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 như sau: Học sinh đang học lớp 12 THPT, bổ túc THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường đó, không nộp tại các điểm thu nhận hồ sơ của sở GD-ĐT, trong thời gian từ ngày 10/3 đến hết 10/4. Trong thời gian trên, thí sinh chưa kịp nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại trường mà mình ĐKDT, từ ngày 11 đến 17/4.

Thí sinh tự do, thí sinh vãng lai nộp hồ sơ ĐKDT tại các điểm thu nhận hồ sơ do sở GD-ĐT của từng địa phương quy định, từ ngày 10/3 đến 10/4. Sau thời hạn trên, thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường mình ĐKDT đến hết ngày 17/4 như đối với học sinh đang học lớp 12.

Nên chọn ngành gì?

Trả lời câu hỏi: Học sinh trung bình yếu thì chọn trường nào để học, TS Phạm Như Nghệ -Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD&ĐT khuyên thí sinh chọn các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), vì các trường này chỉ xét tuyển, căn cứ vào học bạ THPT hoặc THCS, điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi ĐH, CĐ. Học sinh tốt nghiệp TCCN được học liên thông lên CĐ, ĐH sau này, nếu có nguyện vọng.

PGS-TS Ngô Kim Khôi cho hay, từ 10/3, thí sinh có quyền nộp hồ sơ (ĐKDT). Tuy nhiên, do thời gian nộp hồ sơ ĐKDT dài hơn một tháng thí sinh không nên vội vàng nộp hồ sơ.

Trước khi đặt bút khai hồ sơ ĐKDT, cần căn cứ vào điều kiện năng lực của bản thân, căn cứ vào trình độ học lực của mình, căn cứ vào lời khuyên của gia đình, thầy cô và xem lại sở trường của mình cũng như điều kiện kinh tế gia đình, đầu ra sau khi tốt nghiệp rồi mới thận trọng khai hồ sơ.

Dù có nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT, cuối cùng đến ngày dự thi, thí sinh cũng chỉ chọn một giấy báo dự thi để đi thi.

Nếu kinh tế gia đình không nhiều, thí sinh nên chọn những trường gần nhà để giảm chi phí. Thí sinh hãy chọn ngành nghề mà nhu cầu xã hội cần, và phải tìm hiểu kỹ khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp của trường, ngành mình học như thế nào.

Cũng theo PGS-TS Ngô Kim Khôi, năm 2008, khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh có số lượng dự thi cao nhất, chiếm hơn 30 phần trăm. Tiếp đến là các ngành kỹ thuật công nghệ như công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, điện điện tử…Sau nữa là nhóm ngành nông lâm ngư, sư phạm, khoa học xã hội… 

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT khác tuyển sinh ĐH, CĐ

Theo TS Trần Văn Nghĩa lưu ý cho biết như thế, đề thi tốt nghiệp THPT dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, gồm: Thí sinh học ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn, ban cơ bản, thí sinh học trường THPT kỹ thuật và thí sinh tự do.

Đề thi được ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, đề thi mỗi môn gồm hai phần: Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình: Chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (chuẩn hoặc nâng cao); riêng thí sinh tự do được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài. Nếu làm cả hai phần riêng, cả hai đều không được chấm.

Đối với các môn ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật): đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Đề thi dành cho thí sinh học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT: được ra theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Thành An
Tổng hợp

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.