ĐH Đông Đô tắc tịt với thắc mắc của học viên văn bằng 2

Hàng trăm học viên học văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế trường ĐH Đông Đô tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng không nhận được bất cứ câu trả lời thỏa đáng nào từ đại diện trường. Ảnh: Nghiêm Huê
Hàng trăm học viên học văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế trường ĐH Đông Đô tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng không nhận được bất cứ câu trả lời thỏa đáng nào từ đại diện trường. Ảnh: Nghiêm Huê
TP - Sáng 25/8, đại diện trường Đại học (ĐH) Đông Đô đã gặp gỡ hàng trăm học viên đang theo học ngành Luật Kinh tế văn bằng 2 và hệ liên thông của trường được đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải  Phòng. Tuy nhiên, đối với thắc mắc của học viên, đại diện nhà trường không đưa ra được bất cứ câu trả lời nào. 

Từ 9-10h hàng trăm học viên của 4 lớp ngành Luật Kinh tế của trường ĐH Đông Đô học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng đã có mặt theo lịch hẹn của trường (gồm 2 lớp văn bằng 2 chính quy, 2 lớp liên thông). 

Lãnh đạo nhà trường thất hứa

Trước đó, trang facebook của  Khoa Công nghệ thông tin và Luật Kinh tế (ĐH Đông Đô) phát đi thông  báo: Để giải quyết các vấn đề mà thời gian gần đây báo chí đưa tin về trường ĐH Đông Đô, ban giám hiệu nhà trường có buổi làm việc với Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng và sinh viên lớp LK522.03, đại diện dự kiến trường có ông Lê Ngọc Tòng, phó hiệu trưởng,  bà Trần Kim Oanh, phó hiệu trưởng và cô Nguyễn Thị Thảo. Nhưng đến 11h30 mới thấy đoàn “công tác” của trường ĐH Đông Đô xuất hiện. Đại diện nhà trường nói, do chỉ làm việc với học viên nhưng có sự xuất hiện của báo chí nên không làm việc.

Điều khiến học viên bất ngờ là thành phần trong đoàn không có ban giám hiệu nhà trường như đã thông báo. Thay vào đó là một phó phòng đào tạo và một trưởng phòng công tác chính trị sinh viên. Hai người này đều mới được nhận nhiệm vụ vài ngày. Chỉ có cô Thảo là người làm việc lâu năm tại trường.

Nhiều học viên đã đứng lên phản đối việc nhà trưởng cử thành phần không đúng như đã thông báo với họ. “Trong số các anh chị tới gặp chúng tôi hôm nay, không ai có đủ thẩm quyền để trả lời thắc mắc của chúng tôi” - một học viên bức xúc.

Ðại diện nhà trường không nắm được vấn đề

Khi trưởng phòng công tác chính trị sinh viên nói rằng xuống đây muốn nghe ý kiến thắc mắc của học viên, một học viên đứng lên nói các thắc mắc đã gửi văn bản về trường và tới báo chí, cuộc gặp này học viên chỉ muốn nghe câu trả lời, không muốn thắc mắc gì thêm. 

Vị phó trưởng phòng đào tạo xoa dịu các học viên bằng cách khẳng định đến đây để tìm cách  bảo vệ quyền lợi của các học viên. Tuy nhiên khi học viên đặt câu hỏi “Chúng tôi đã học hai năm, đã thi xong tốt nghiệp, vậy có được cấp bằng không?

Văn bằng có được công nhận không? Nếu không được công nhận thì số tiền chúng tôi bỏ ra để học suốt hai năm qua có được hoàn lại không?”, đại diện trường ĐH Đông Đô không trả lời được.

Lãnh đạo phòng đào tạo nói, trường sẽ rà soát lại xem ai đáp ứng yêu cầu học thật, thi thật, đáp ứng đủ điều kiện... rồi mới có phương án giải quyết.

Một số học viên cho rằng, điều vô lý ở chỗ thông báo tuyển sinh do trường thông báo, giấy nhập học do trường cấp, trường mở lớp, cử giáo viên về dạy, trường tổ chức thi nhưng giờ trường lại đi rà soát lại xem ai học thật, thi thật.

Cuộc họp chỉ kéo dài 1 giờ, và tất cả những thắc mắc của học viên đều không có lời giải đáp. Trường cũng không cho học viên một lịch hẹn cụ thể nào để giải đáp những thắc mắc của họ. Trước sự thiếu trách nhiệm của trường ĐH Đông Đô, một học viên cho biết: “Sức chịu đựng của chúng tôi đã hết giới hạn”.

Kết quả điều tra của Công an xác định có khoảng 600-700 người đã được cấp văn bằng 2 theo kiểu “đi mua” tại ĐH Đông Đô. Ngoài ra, còn có 3.800 học viên đã và đang theo học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh tại ĐH Đông Đô. Tổng số tiền thu được từ việc cấp bằng “chui”, đào tạo “chui” khoảng hơn 100 tỷ đồng. Không chỉ đào tạo tại các cơ sở của nhà trường, ĐH Đông Đô còn liên kết với khoảng 200 trung tâm đào tạo ngắn hạn trên toàn quốc không được cấp phép theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà trường sẽ hưởng 30-35% số tiền học viên đóng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mua đất diện tích thực tế nhỏ hơn so với ghi trên sổ đỏ, người dân phải làm gì ?

Mua đất diện tích thực tế nhỏ hơn so với ghi trên sổ đỏ, người dân phải làm gì ?

TPO - Theo quy định trong trường hợp đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà phát hiện diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong Giấy chứng nhận thì người dân cần yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận. Ngoài ra, người dân có quyền yêu cầu bên bán trả lại tiền nếu hợp đồng có quy định. Thông tin chi tiết xin mời quý vị cùng lắng nghe. 
Địa ốc 24H: Ban hành bảng giá đất mới trước 31/12/2025; Giá chung cư chuyển nhượng tăng trở lại

Địa ốc 24H: Ban hành bảng giá đất mới trước 31/12/2025; Giá chung cư chuyển nhượng tăng trở lại

TPO - Các địa phương phải ban hành bảng giá đất mới trước 31/12; Nhiều khu chung cư chuyển nhượng tại Hà Nội tăng giá trở lại; Toàn cảnh phân khu đô thị Sườn đồi gắn với khu phi thuế quan Đà Nẵng; Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn không qua đấu giá để phát triển du lịch;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 7/7.
Nhà vườn được thiết kế đặc biệt để bảo tồn cây xanh

Nhà vườn được thiết kế đặc biệt để bảo tồn cây xanh

TPO - Công trình là nơi nghỉ dưỡng riêng tư nằm ở rìa Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Khu đất rộng 1000 m² có 26 cây điều trưởng thành trước khi bắt đầu xây dựng, yêu cầu chính đã rõ ràng là cần bảo tồn tất cả cây, tránh làm xáo trộn hệ thống rễ và xây dựng với tác động tối thiểu đến cảnh quan hiện có.
Địa ốc 24H: Thị trường BĐS sẽ bùng nổ nguồn cung; đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại

Địa ốc 24H: Thị trường BĐS sẽ bùng nổ nguồn cung; đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại

TPO - Thị trường bất động sản sẽ bùng nổ nguồn cung; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận; Sau sáp nhập, TPHCM sẽ phát triển nhà ở xã hội ra sao?; Hoàn thành kiểm kê đất đai sau sáp nhập trước ngày 20/8;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/7.