Đi tìm chân dung giáo viên qua con số: Hơn 35 tuổi, lương 7 triệu, dạy ở Hà Nội

Tìm kiếm từ khóa "Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11" trong 5 năm trở lại đây trên Google.
Tìm kiếm từ khóa "Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11" trong 5 năm trở lại đây trên Google.
Sau những lời chúc tụng, tôn vinh ngày Nhà giáo Việt Nam, những con số thống kê về giáo viên khiến người ta suy ngẫm.

Sáng 20/11, Google đổi doodle trang chủ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, các từ khóa nhảy số liên tục. Kết quả, hơn 550.000 lượt tìm kiếm được thực hiện liên quan đến sự kiện, với những mối quan tâm như "lời chúc 20/11", "quà tặng 20/11".

20/11 là sự kiện tôn vinh các nhà giáo. Báo cáo từ Google cho thấy đây là thời điểm duy nhất trong năm các từ khóa này tăng mạnh, dù trong truyền thống dân tộc còn có ngày "mùng 3 Tết thầy" (ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán).

Đi tìm chân dung giáo viên qua con số thống kê

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có khoảng 1,1 triệu giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Trong đó, 882.500 giáo viên là nữ, chiếm khoảng 79,54%. Như vậy, cứ 4 giáo viên nữ sẽ có một giáo viên là nam.

Đi tìm chân dung giáo viên qua con số: Hơn 35 tuổi, lương 7 triệu, dạy ở Hà Nội ảnh 1

Hiện nay, phổ tuổi của giáo viên Việt Nam chưa có công bố chính thức. Tuy vậy, theo số liệu khảo sát của Hội Cựu giáo chức Việt Nam, số giáo viên có thâm niên trên 13 năm hiện chiếm 50%. Suy ra, 50% còn lại có thâm niên dưới 13 năm.

Chúng ta có thể tính toán phổ tuổi của giáo viên nếu giả thiết nhân sự hiện tại đều vào ngành giáo dục trong vòng 1-2 năm sau khi ra trường, ở độ tuổi 21, 22.

Theo hai giả thiết trên, khoảng 50% số giáo viên có độ tuổi trong khoảng 34 - 35 (= 21 tuổi + 13 năm thâm niên).

50% còn lại sẽ chia cho các phổ từ 21-34 tuổi.

So sánh với phổ tuổi dân số do The World Factbook công bố năm 2016, theo đó, phổ tuổi dân số Việt Nam rộng nhất nằm trong khoảng 25-39. Phổ tuổi dân số tương đối trùng khớp các thống kê về thâm niên giáo viên.

Về cấp dạy, theo báo cáo số liệu từ Bộ GD&ĐT, 35,79% giáo viên hiện tại đang dạy tiểu học. Đây cũng là cấp học có số lượng học sinh đông nhất với hơn 7,8 triệu em trên cả nước.

Về địa lý, số liệu từ Bộ GD&ĐT cũng cho thấy tỷ lệ giáo viên đang phân bố cao nhất tại 5 tỉnh thành bao gồm: Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk.

Số giáo viên tại Hà Nội dẫn đầu và chiếm 6,83% tổng số giáo viên phổ thông cả nước.

Từ các con số trên, chúng ta có thể hình dung giáo viên điển hình qua con số thống kê: Cô giáo tiểu học trên 35 tuổi, dạy tại Hà Nội, với khoảng 13 năm thâm niên.

Áp lực nặng nề

Với mức thâm niên trên tại bậc tiểu học, cô giáo sẽ nhận bậc lương 3,26 với mức lương cơ sở là 1,3 triệu đồng. Cộng với các phụ cấp, cô sẽ có thu nhập hàng tháng khoảng 7 triệu đồng. Đây là mức chưa tính các khoản thuế, bảo hiểm, tiền đóng góp...

Nếu tiếp tục công việc khoảng 20 năm, với sự điều chỉnh của phụ cấp thâm niên như hiện nay, mức thu nhập này sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu đồng.

Đi tìm chân dung giáo viên qua con số: Hơn 35 tuổi, lương 7 triệu, dạy ở Hà Nội ảnh 2

Nghề dạy học là công việc áp lực và các con số dường như đồng tình với điều đó.

Tính số lượng trên cả nước, cứ 18 học sinh sẽ có một giáo viên. Tuy nhiên, áp lực công việc ở Hà Nội cao hơn rất nhiều, với mật độ trẻ đi học đông đảo nhưng số giáo viên không hề tăng. Mỗi cô giáo ở thủ đô "tương đương" 21 học sinh.

Một số tỉnh thành còn "mất cân đối" hơn. Tại TP.HCM, tỷ lệ là 24 học sinh/giáo viên; Bình Dương: 23; Đồng Nai 22 và Bạc Liêu khoảng trên 21.

Hà Nội cũng nằm trong top 2 tỷ lệ mất cân bằng giới tính giáo viên. Có đến 91% giáo viên tiểu học của Hà Nội là nữ, tỷ lệ tương tự ở bậc THCS và THPT lần lượt là 81% và 72%.

Đi tìm chân dung giáo viên qua con số: Hơn 35 tuổi, lương 7 triệu, dạy ở Hà Nội ảnh 3

Thầy cô dạy tiểu học cũng áp lực nhiều nhất. Thống kê từ Bộ GD&ĐT, Hà Nội đang thiếu khoảng 2.696 giáo viên. Mỗi cô giáo tiểu học phải "cõng" gần 26 học sinh. Ở TP.HCM, con số còn lớn hơn, lên đến 29 học sinh.

Đây chỉ là con số về mặt thống kê. Thực tế, các lớp học đều có sĩ số cao hơn. Theo Bộ GD&ĐT, mỗi lớp tiểu học có 28,11 học sinh, THCS là 34,52 và THPT lên đến 38,06.

Những con số này không thay đổi quá nhiều trong các thống kê hàng năm, như một bài toán khó mà hàng trăm nghìn giáo viên vẫn còn loay hoay chưa giải được.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.