Đi tìm lời giải cho bài toán cử nhân ngày càng thất nghiệp?

Hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp sẽ là giải pháp để giải quyết bài toán thất nghiệp của sinh viên
Hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp sẽ là giải pháp để giải quyết bài toán thất nghiệp của sinh viên
Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2016 cho thấy tình trạng cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học thất nghiệp đang ngày càng gia tăng.

Hiện nay cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng tính bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường đại học, cao đẳng; cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân; cao hơn cả các quốc gia phát triển.

Chương trình đào tạo đại học của các trường đại học thường xây dựng chưa được công phu, chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, chưa xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nền kinh tế có nhiều biến động. Thông thường xây dựng chương trình đào tạo còn mang tính chủ quan, chưa thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu của các chuyên gia và doanh nghiệp...

Thế nhưng kết quả cấp bằng của một số ngành đưa ra con số đáng kinh ngạc, khoảng 70% bằng giỏi, điều này không những phản ánh không thật về chất lượng đào tạo mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Nhà trường.Có một số giảng viên lâu năm khi nói về quan hệ thầy - trò hiện nay như sau: “Cơ chế thị trường làm cho thầy sợ trò”, quan niệm này khi phân tích ra là đúng với một số trường, sợ sinh viên bỏ học, Nhà trường mất thu nhập, do vậy thầy cho điểm cao không đúng kiến thức tích lũy của trò.

Đâu là lời giải?

Giải quyết bài toán việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được bàn luận khá nhiều. Một trong những bước đi được đánh giá là đúng đắn đó là ngành giáo dục phải ngồi lại với các doanh nghiệp để xem doanh nghiệp cần gì, nhà trường đáp ứng được gì, để đổi mới chương trình, phương pháp và tăng cường lực lượng giảng viên cho đào tạo. Nói cách khác là nhà trường và doanh nghiệp phải bắt tay nhau để cùng tham gia đào tạo.

Trong hợp tác, yếu tố quyết định thành công là các bên phải cùng có lợi ích. Nếu mỗi bên theo đuổi mục tiêu lợi ích riêng của mình mà không tính đến lợi ích thoả đáng của bên kia thì rất khó hợp tác được với nhau. Các bên phải nhìn nhận rất rõ là “khách hàng” của nhau thì mới có được các “ứng xử” theo nguyên tắc cùng có lợi.

Hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực đào tạo nói riêng còn khá mới mẻ ở nước ta. Do đó, sự hiểu biết lẫn nhau để thực hiện nguyên tắc cùng có lợi còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp là tổ chức lợi nhuận nên họ rất quan tâm đến chi phí và lợi ích. Họ không thể bỏ thời gian, tiền bạc để hợp tác với đại học nếu thấy không đem lại lợi ích thiết thực gì.

Lợi ích lớn nhất mang lại từ hợp tác với đại học là có được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thay vì phải tìm kiếm lao động trên thị trường tự do, mất thời gian và chi phí để đào tạo lại, các doanh nghiệp “đặt hàng” với đại học để đào tạo ra những cán bộ, chuyên gia đáp ứng được nhu cầu phát triển của mình.

Như vậy, đại học sẽ đem lại lợi ích rất lớn, tạo nguồn “tài sản” quí giá trong tương lai cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhận được lợi ích từ các đại học trong việc tiếp cận trực tiếp với các giải pháp phát triển doanh nghiệp, phát minh, sáng chế và các dịch vụ tư vấn.

Gắn kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho đại học. Trước hết, sản phẩm đầu ra đã có nơi đặt hàng, nhờ đó nắm bắt được cụ thể yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, số lượng/qui mô cần phải đào tạo. Các thông tin này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nội dung các  chương trình đạo tạo và tuyển chọn, phát triển đội ngũ giảng viên.

Mặt khác, nhờ có đơn đặt hàng, đại học có được nguồn kinh phí dồi dào, tăng cường cơ sở vật chất. Những lợi ích này sẽ giúp đại học có được thương hiệu mạnh, thu hút đầu vào giỏi, nhiều đơn đặt hàng, nhận được nhiều tài trợ (đặc biệt là tài trợ của các cựu sinh viên thành đạt).

Đại học gắn kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tấtcả các bên. Sự gắn kết này đã và đang được các đại học và doanh nghiệp ở nhiều nước khai thác triệt để. Ở nước ta, các đại học và doanh nghiệp cũng bắt đầu thấy được lợi ích to lớn nếu gắn kết được với nhau.Vậy làm thế nào để gắn kết được với nhau?

Gắn kết doanh nghiệp từ một mô hình đặc biệt

Mới đây để giải quyết vấn để gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, trường ĐH Đông Đô đã ký hợp đồng liên kết đào tạo với Tập đoàn edX để đào tạo sinh viên theo chương trình đặt biệt đối với chuyên ngành thương mại điện tử.

EDX là tập đoàn đầu tư kinh doanh trực tuyến toàn cầu, chuyên về đầu tư, xây dựng, tích hợp và khai thác các hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến lớn trên thế giới như Alibaba, Amazon, Google, Facebook, Ebay, Rakuten, nơi mọi người có thể học tập, làm việc, kinh doanh và giải trí bất kì đâu, bất cứ khi nào mình muốn. Hiện nay, EDX là đại diện ủy quyền chính thức của tập đoàn Alibaba tại Việt Nam. 

Đi tìm lời giải cho bài toán cử nhân ngày càng thất nghiệp? ảnh 1

Mô hình đào tạo đặc biết phối hợp giữa trường ĐH Đông Đô với tập đoàn EDX

Theo ký kết này thì trường ĐH Đông Đô và phối hợp với Tập đoàn EDX xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động của trường theo quy định của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan khác. Năm nay, Tập đoàn edX cùng trường ĐH Đông Đô sẽ có thời gian tuyển sinh đợt 1: Từ ngày 14/03/2017 đến ngày 30/06/2017; Đợt 2: Từ ngày 25/07/2017 đến ngày 30/10/2017. Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:Văn phòng Tập đoàn edX: Tầng 4B, Toà T608, Số 643A Phạm Văn Đồng, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đáng chú ý tập đoàn EDX nhận trách nhiệm tuyển sinh, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử và đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệm có việc làm. Ngay sau khi nhập học, Tập đoàn edX sẽ ký kết hợp đồng cam kết việc làm cho sinh viên với phụ huynh và hợp đồng thực tập sinh làm việc tại Tập đoàn edX với sinh viên.

Đi tìm lời giải cho bài toán cử nhân ngày càng thất nghiệp? ảnh 2

Theo mô hình hợp tác này thì sinh viên chỉ học 30% lý thuyết và học làm việc tại Tập đoàn edX lên đến 70%. Cụ thể, sinh viên sẽ học khối kiến thức đại cương theo quy định; kiến thức chuyên ngành thương mại điện tử theo quy định; học chương trình đào tạo thương mại điện tử tập đoàn Alibaba; chương trình đào tạo nội bộ Tập đoàn edX; làm việc thực tế tại Tập đoàn edX và doanh nghiệp đối tác.

Với phương thức đào tạo như vậy thì sinh viên ra trường sẽ nhận bằng đại học chính quy, chứng chỉ TMĐT của Alibaba, chứng chỉ Tập đoàn EDX, chứng nhận kinh nghiệm làm việc, chứng nhận từng môn học TMĐT. 

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.