Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương cao nhất 26,5

Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương cao nhất 26,5
TPO- Hôm nay (12/8), Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển vào trường. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là kinh tế đối ngoại: 26,5 điểm.

> Học viện Ngoại giao công bố điểm chuẩn

Mức điểm trên áp dụng đối với Học sinh phổ thông học tại khu vực 3. Điểm trúng tuyển giữa các khu vực chênh nhau 0,5 điểm, giữa các nhóm đối tượng ưu tiên chênh nhau 1,0 điểm. Môn ngoại ngữ tính hệ số 1, riêng nhóm các chuyên ngành ngoại ngữ thương mại, môn ngoại ngữ tính hệ số 2.

Điểm chuẩn vào các ngành của ĐH Ngoại thương cơ sở Hà Nội như sau:

Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương cao nhất 26,5 ảnh 1

Các thí sinh chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi, nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của các chuyên ngành cùng chỉ tiêu có thể đăng ký xét chuyển vào các chuyên ngành còn chỉ tiêu như sau:

Kế toán (ngành Quản trị kinh doanh) (mã 404) - 40 chỉ tiêu (CT);

Phân tích và đầu tư tài chính (ngành Tài chính Ngân hàng)(mã 407) : 70 CT;

Ngân hàng (ngành Tài chính Ngân hàng) (mã 408): 35 CT;

Kinh doanh quốc tế (ngành Kinh doanh quốc tế) (mã 409) : 20 CT;

Luật thương mại quốc tế (ngành Luật) (mã 660) : 70 CT;

Tiếng Pháp thương mại (ngành Ngôn ngữ Pháp) (mã 761) : 4 CT;

Kinh tế đối ngoại - Chương trình CLC giảng dạy bằng Tiếng Việt (mã 801) : 91 CT;

Quản trị kinh doanh quốc tế - Chương trình CLC giảng dạy bằng Tiếng Việt (mã 802) : 89 CT;

Ngân hàng và Tài chính quốc tế - Chương trình CLC giảng dạy bằng Tiếng Việt (mã 803) : 94 CT.

Điểm chuẩn cơ sở TPHCM

Chuyên ngành

Mã chuyên ngành

A

A1

D1

D6

Kinh tế đối ngoại

401

25,0

23,5

23,0

23,0

Quản trị kinh doanh quốc tế

403

24,0

23,0

23,0

Tài chính quốc tế

406

24,0

23,0

23,0

Kinh tế đối ngoại-Chương trình CLC giảng dạy bằng tiếng Việt

801

23,0

22,0

22,0

22,0

Mức điểm trên áp dụng đối với học sinh phổ thông học tại khu vực 3. Điểm trúng tuyển giữa các khu vực chênh nhau 0,5 điểm, giữa các nhóm đối tượng ưu tiên chênh nhau 1,0 điểm. Các môn tính hệ số 1.

Các thí sinh không trúng tuyển chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của chuyên ngành Tài chính quốc tế (mã chuyên ngành 406) thì được xét chuyển vào chuyên ngành này.

Các thí sinh không trúng tuyển chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (mã chuyên ngành 401), Quản trị kinh doanh quốc tế (mã chuyên ngành 403), Tài chính quốc tế (mã chuyên ngành 406) nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của chuyên ngành Kinh tế đối ngoại-Chương trình CLC giảng dạy bằng tiếng Việt thì được xét chuyển vào chuyên ngành này.

Điểm chuẩn cơ sở Quảng Ninh

Điểm chuẩn các chuyên ngành: Kế toán, Quản trị du lịch và khách sạn, Kinh doanh quốc tế khối A, A1 và D1 đều lấy 17 điểm.

Mức điểm trên áp dụng đối với học sinh phổ thông học tại khu vực 3. Điểm trúng tuyển giữa các khu vực chênh nhau 0,5 điểm, giữa các nhóm đối tượng ưu tiên chênh nhau 1,0 điểm. Các môn tính hệ số 1.

Cơ sở Quảng Ninh còn xét chỉ tiêu nguyện vọng 2 như sau:

Ngành Quản trị kinh doanh:

Chuyên ngành Kế toán (504): 49 chỉ tiêu

Quản trị du lịch và khách sạn (506): 43 chỉ tiêu

Ngành Kinh doanh quốc tế (509): 34 chỉ tiêu

Đối tượng: Thí sinh đã tham dự kì thi tuyển vào trường ĐH Ngoại thương và các trường đại học khác theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT với tổng điểm ba môn đạt 18 điểm trở lên với các khối A, A1 và D1,2,3,4,5,6 (môn ngoại ngữ tính hệ số 1).

Điểm trúng tuyển hệ liên thông đại học chính quy cơ sở Hà Nội

Từ 17 điểm trở lên với các khối A, A1 và D1, khối D môn ngoại ngữ tính hệ số 1. Mức điểm trên áp dụng đối với học sinh phổ thông học tại khu vực 3. Điểm trúng tuyển giữa các khu vực chênh nhau 0,5 điểm, giữa các nhóm đối tượng ưu tiên chênh nhau 1,0 điểm.

Theo Viết
MỚI - NÓNG