Doanh nghiệp “khát” lao động học nghề

Sinh viên Singgapore đến giao lưu tại trường
Sinh viên Singgapore đến giao lưu tại trường
Quan hệ nhà trường - doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết định chất lượng đào tạo nghề và mức độ sinh viên tốt nghiệp trường nghề có việc làm ổn định”, đó là chia sẻ của ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội Hà Nội với PV Tiền Phong.

Dạy và học gắn liền với thực tiễn

Bộ LÐ-TB&XH công bố đến cuối năm 2015 vẫn còn 225.500 cử nhân, thạc sỹ ra trường không tìm được việc làm. Rõ ràng, chuyện “thừa thầy, thiếu thợ” cũ mà vẫn mới. Vậy theo ông, đâu là giải pháp để gỡ rối “nút thắt” này?

Ðể sinh viên ra trường, kể cả thạc sỹ, tiến sỹ kiếm được việc phù hợp ngay là không dễ. Ở đây, chưa nói đến chuyện tiêu cực, ở góc độ nhà tuyển dụng, họ chỉ tuyển người có năng lực, làm được việc chứ không phải tấm bằng. Nhiều trường ÐH, CĐ ở nước ta chậm thay đổi, nặng về dạy hàn lâm với kiến thức xa rời thực tiễn.

Thế nên, nhiều cử nhân, thạc sĩ “bằng đỏ”, thậm chí thủ khoa cũng không thuyết phục được các nhà tuyển dụng. Thực trạng buồn ở nước ta là “thiếu thợ”. Nhiều người có tư tưởng, bằng mọi giá phải vào ÐH vì đây là con đường duy nhất để thành công, và nói không với học nghề. Thế nên, doanh nghiệp tìm một kỹ sư hay thạc sỹ rất dễ, nhưng kiếm một thợ  bậc 7 là khó hơn tìm các tiến sỹ, thạc sỹ.

Vậy Trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã áp dụng về quy trình đào tạo nghề như thế nào để giúp sinh viên có thể tự tin kiếm việc làm khi tốt nghiệp?

Theo tôi việc đánh giá năng lực sinh viên tốt nhất để người trực tiếp sử dụng lao động đánh giá. Ðể giúp sinh viên ra trường có thể tự tin kiếm được làm, ở CĐ Cơ điện Hà Nội, chúng tôi mời những người tuyển dụng, doanh nghiệp về giảng dạy trực tiếp cho sinh viên, với những chuyên đề sát thực, trao đổi và định hướng cho sinh viên về công việc, tìm cơ hội việc làm. Nhà trường liên kết cùng với doanh nghiệp, xem họ cần cái gì, sinh viên cần được đào tạo kỹ năng ra sao… Từ đó, chúng tôi xây dựng chương trình đào tạo, làm sao, trong quá trình học, sinh viên sẽ tiệm cận được yêu cầu của doanh nghiệp, và cơ hội có việc làm tại các doanh nghiệp đó sau khi ra trường sẽ rất cao.

Thưa ông, vậy phương thức tổ chức, gắn kết doanh nghiệp với nhà trường cần những yếu tố nào?

Cần hợp tác với doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, tiêu chuẩn nghề nghiệp, cập nhật công nghệ để nhà trường hoạch định, điều chỉnh và nâng cấp chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Trường mời doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo và đánh giá sinh viên đồng thời ký kết hợp tác cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho sinh viên thông qua mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Đặc biệt, nhiều năm lại đây, không ít doanh nghiệp đã đón lõng sinh viên chất lượng cao bằng phương thức tài trợ học bổng, tài trợ các phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhằm tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp.

Cũng có doanh nghiệp tuyển dụng các sinh viên tiềm năng, có tố chất tuyển thủ để tham gia Kỳ thi tay nghề Thế giới (tổ chức 2 năm 1 lần). Tập đoàn Denso (Nhật Bản) đã tuyển sinh viên nhà trường tham gia thi tay nghề Thế giới nghề Điều khiển công nghiệp năm 2017 tại Abu Dahbi.

Hiện nay, Trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội có 3 cơ sở và được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, chương trình thành 1 trong 45 trường đào tạo nghề chất lượng cao. Vì vậy, cơ sở vật chất, máy móc thực hành ở trường rất hiện đại cho học sinh học thực hành. Ngoài ra, để nâng cao tay nghề, trường còn hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo ngắn hạn nâng cao tay nghề cho kỹ thuật viên, người lao động của doanh nghiệp. Hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công và chuyển giao công nghệ 

Mặc dù thị trường đang thừa lao động nhưng vẫn thiếu lao động chất lượng cao. Hàng năm, nhà trường thường xuyên khảo sát nhu cầu thị trường và nhu cầu doanh nghiệp nhằm định hướng mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cũng như của thị trường lao động do đó doanh nghiệp luôn tìm thấy nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn của họ tại HCEM. 

Doanh nghiệp “khát” lao động học nghề ảnh 1 Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc ký biên bản cam kết về đào tạo chuẩn hóa ngoại ngữ và tin học cho giảng viên, học sinh

Doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo trường

Nhiều trường nghề hiện nay lay lắt do không tuyển sinh được, một số cơ sở, trung tâm nghề phải sáp nhập. Là người tham gia quá trình đào tạo nghề, vậy theo ông nguyên nhân do đâu?

Theo tôi quan hệ nhà trường – doanh nghiệp lại là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng đào tạo nghề vì:

Thứ nhất: tiêu chuẩn công việc, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp chính là tiêu chuẩn đào tạo của nhà trường. Việc này được thực hiện thông qua phân tích DACUM để xây dựng chương trình đào tạo nghề. DACUM là phương pháp phân tích nghề được áp dụng phổ biến trên thế giới. 

Theo đó, để xây dựng chương trình đào tạo của nghề nào đó, người ta tổ chức hội thảo và mời khoảng 10-12 người là những người trực tiếp làm nghề và thành công trong nghề đó, không mời học giả, giáo sư, tiến sĩ. Tại cuộc hội thảo, những người được mời sẽ mô tả các yêu cầu chi tiết công việc tại giai đoạn hoặc thời điểm hiện tại cũng như yêu cầu các kỹ năng liên quan. Sau đó người ta tổng hợp và phân tích thành chương trình đào tạo. Chương trình này sẽ được phân tích và điều chỉnh cập nhật lại thường xuyên.

Thứ hai: nhà trường luôn phải cập nhật những thay đổi nghề nghiệp tức thời, nhất là công nghệ và máy móc từ phía doanh nghiệp nhằm điều chỉnh hiệu quả chương trình và phương pháp đào tạo.

Thứ ba: mối quan hệ nhà trường – doanh nghiệp sẽ giúp tạo nhiều cơ hội thực tập trải nghiệm, tìm kiếm việc làm cho sinh viên trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp. Điều này không những làm giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp mà còn giúp nhà trường đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Thứ tư: các doanh nghiệp có thể hỗ trợ sinh viên thông qua các hoạt động hợp tác với nhà trường như: trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc, …

Hiện tại nhà trường có quan hệ với trên 70 doanh nghiệp. Một số đối tác lớn của nhà trường: Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Tập đoàn Denso (Nhật Bản), Tổng công ty lắp máy VN, Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2, Lee Group, ThyssenKrupp (Đức), KNX Association (Bỉ).

Trung bình nhà Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội tổ chức khoảng 6 hội thảo (3 tháng/lần). Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đặt hàng đề nghị được tổ chức hội thảo cùng doanh nghiệp với sinh viên nhà trường (4-5 hội thảo/năm). Thường thì các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà tuyển dụng đặt ra những yêu cầu, tiêu chí để trường đào tạo theo sát đặt hàng của doanh nghiệp. Hàng năm, trường cung cấp khoảng 1.200 sinh viên cho lành nghề cho các doanh nghiệp. Có sinh viên hiện có thu nhập 1.000 USD/ năm.

MỚI - NÓNG