Đón tết tại KTX, sinh viên Sư phạm được lì xì cả triệu đồng

Lưu học sinh quốc tế ở lại Việt Nam ăn Tết cổ truyền. Ảnh BK
Lưu học sinh quốc tế ở lại Việt Nam ăn Tết cổ truyền. Ảnh BK
TPO - Tết Nguyên đán Tân Sửu sẽ là một cái Tết đáng nhớ của nhiều sinh viên. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số em ở lại trường đón Tết. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có 30 sinh viên Việt Nam và 18 lưu học sinh sinh quốc tế ở lại ký túc xá đón Tết, mỗi sinh viên ở lại sẽ được lì xì 1 triệu đồng.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trường cho sinh viên đăng ký ở lại ký túc xá trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có gần 150 lưu học sinh quốc tế theo học tại trường ở lại khu ký túc xá dành cho lưu học sinh. Trường sẽ tổ chức các hoạt động đón tết cổ truyền cho những sinh viên này.

Ông Nguyễn Viết Thái, Phòng truyền thông (Trường ĐH Thương Mại) cho hay không có sinh viên Việt Nam nào đăng ký ở lại trong thời gian nghỉ Tết. Nhưng trường có 30 lưu học sinh Lào, Mông Cổ ở lại Việt Nam. Vừa qua, nhà trường cũng đã tổ chức gói bánh chưng để động viên các em. Đêm giao thừa, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tổ chức đón giao thừa cho các lưu học sinh này.

Còn tại khu ký túc xá của ĐH quốc gia Hà Nội, hiện có 13 sinh viên có quê tại các vùng dịch đăng ký ở lại cùng vài chục lưu học sinh nước ngoài. Ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM có 159 sinh viên, trong đó có 81 sinh viên nước ngoài đăng ký ở lại. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng có 30 sinh viên Việt Nam và 18 lưu học sinh sinh quốc tế ở lại ký túc xá đón Tết. Mỗi sinh viên ở lại sẽ được lì xì 1 triệu đồng.

Để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế vận động sinh viên ở vùng có dịch ở lại Huế đón Tết. Trên tinh thần đó, trường hỗ trợ quà và 300.000 đồng/sinh viên có quê ở Gia Lai ở lại Huế đón Tết và 16 học viên, sinh viên Lào.

Trường ĐH Giao thông Vận tải năm nay có 3 sinh viên đăng ký ở lại trường ăn Tết, trong đó có 1 sinh viên Hải Dương, 1 ở Quảng Ninh và 1 ở Hải Phòng.

Cùng với 1 số sinh viên vùng dịch, Trường ĐH Giao thông Vận tải còn có 72 sinh viên Lào và Camphuchia ở lại ăn Tết. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, nhà trường đã báo cáo với phường Láng Hạ và Láng Thượng, Trung tâm CDC của Hà Nội về các trường hợp sinh viên trong vùng dịch để xét nghiệm.

Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, công tác chuẩn bị cho sinh viên quốc tế, sinh viên vùng dịch không thể về quê đón Tết tại trường được thực hiện chu đáo. Nhà trường chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí chỗ ở, cán bộ phục vụ, cán bộ y tế, trang trí ký túc xá, chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần thật chu đáo để các em sinh viên ở lại đón tết an toàn, ấm áp và đầy đủ.

Năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có khoảng 10 sinh viên vùng dịch ở lại ăn Tết tại trường. Theo đại diện trường này, bên cạnh tạo điều kiện về chỗ ở miễn phí trong ký túc xá khang trang, sạch sẽ, nhà trường cũng lên phương án bảo đảm nguồn lương thực cho sinh viên ở lại, cũng có chương trình để sinh viên đón Tết đầm ấm, vui tươi.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bữa cù kì với người nuôi biển

Bữa cù kì với người nuôi biển

TP - Có những bữa ăn không chỉ để no, mà để nhớ. Nhớ cái khoảnh khắc ngồi giữa mênh mông vịnh biển, gió mặn mòi phả vào mặt, mây thấp lững lờ trên đầu, và trước mặt là những món quà, những ngư dân mộc mạc của biển cả.
Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.
Là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, chị Vũ Thị Ngân Hà luôn chủ động viết những tin, bài tuyên truyền về các hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên

100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những người viết báo tay ngang

TP - 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của những nhà báo chuyên nghiệp mà còn có sự đóng góp của những người viết không chuyên. Những bài báo của họ được viết ra từ thao trường, chốt gác hay những buổi sinh hoạt Đoàn nên chất liệu thực tế đậm đặc và thấm đẫm tinh thần báo chí chân chính: khách quan, nhân văn và vì lợi ích chung.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa

Mùa vải chín

TP - Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.