Đột phá chống tiêu cực tuyển dụng viên chức

Đột phá chống tiêu cực tuyển dụng viên chức
Một kỳ sát hạch để lựa chọn đối tượng dự tuyển viên chức vẫn thường được dư luận hồ nghi là tiêu cực, rằng “không có tiền, không có quan hệ thì không xong”, dường như đã được tân lãnh đạo trẻ.

Anh Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn, Phú Thọ, vốn xuất thân từ một cán bộ Đoàn, khẳng định làm “sạch hoàn toàn” khi đột phá vào những khâu yếu.

Mời nhà báo đến viết bài điều tra

Anh còn chủ động mời phóng viên lên tận huyện miền núi khó khăn nhất này của tỉnh trung du mục kỉnh và điều tra về đợt xét tuyển đang được hàng ngàn thí sinh tham dự.

Ghi nhận của phóng viên tại địa điểm xét tuyển ngày 21/7/2014 của huyện này tổ chức. Buổi khai mạc tập trung tổ chức trang trọng tại một ngôi trường có những dãy nhà hai tầng kiên cố. Lực lượng công an và dân phòng bố trí vòng trong, vòng ngoài đảm bảo an ninh trật tự, kiểm soát ra vào và trông xe miễn phí.

Các thí sinh được nghe phổ biến rõ lần cuối cùng về quy chế xét tuyển và quy định khi bước vào phòng phỏng vấn. Hàng chục giám thị và nhân viên y tế trang phục chỉnh tề có đeo phù hiệu, nét mặt nghiêm khắc, nhưng luôn sẵn sàng tiếp cận từng thí sinh, vừa giúp đỡ tâm lý, sức khỏe, vừa giám sát chỉ bảo thí sinh thực hiện những hành vi nghiêm túc.

Các phòng thi có quạt mát, ngoài hành lang có nước uống và chỉ dẫn đi nhà vệ sinh. Chỉ trước giờ sát hạch phỏng vấn ít phút, thí sinh mới được biết số báo danh và phòng dự tuyển, họ được gọi vào phòng chờ ở cạnh phòng phỏng vấn. Xe đặc chủng chở đề thi (mã đề) có nhân viên an ninh vừa đi vào sân.

Không một chiếc điện thoại nào được sử dụng đối với cả thí sinh và giám thị. Chủ tịch huyện Nguyễn Trung Kiên nói, số báo danh, phòng thi, tên của hai giám thị phỏng vấn ở mỗi phòng gần như “tuyệt mật” đến phút chót, nhằm tránh sự nhờ vả tiêu cực ở khâu này.

Các giám thị vừa không có cơ hội nhờ giám thị phòng khác khi muốn “giúp” con cháu, người quen nếu mình không trực tiếp phỏng vấn, họ cũng không bị áp lực nếu có “ông nọ, bà kia” alô đến khi biết số báo danh và phòng thi.

Từ lúc được gọi tên từ phòng chờ sang phòng phỏng vấn, mỗi thí sinh được 20 phút chuẩn bị sau khi nhận đề, và tối đa 10 phút trả lời. Từng thí sinh một, tất cả trật tự, nghiêm túc cả trong và ngoài phòng thi. Đến giờ thi chiều, các giám thị lại đổi phòng, tráo cặp ngồi cùng người khác so với buổi sáng.

Năm 2014, ngành giáo dục huyện Tân Sơn được giao 89 chỉ tiêu, trong đó giáo viên mầm non là 13; giáo viên tiểu học 45; giáo viên trung học cơ sở 12; nhân viên kế toán mầm non 19.

Trước thời điểm sát hạch một tháng, huyện đã thông báo trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh, phổ biến thông tin đến từng xã, bản. Ban sơ tuyển đã phát ra 1985 hồ sơ, thu lại 1081 hồ sơ, xét tiếp thì còn lại hơn một ngàn hồ sơ đủ tiêu chuẩn để tham gia xét tuyển.

Ông Nguyễn Bá Khuyến, phó Chủ tich UBND, Chủ tịch Hội đồng xét tuyển viên chức ngành giáo dục huyện Tân Sơn khẳng định, giáo dục là mấu chốt lâu dài để Tân Sơn nhanh chóng thoát nghèo bền vững (đây vẫn là huyện thuộc diện 30A của cả nước) nên mọi công tác liên quan đến ngành giáo dục, đặc biệt là việc xét tuyển viên chức cho ngành này luôn được các cấp đảng, chính quyền ở Tân Sơn cực kỳ coi trọng.

Đột phá chống tiêu cực tuyển dụng viên chức ảnh 1

Cán bộ Hội đồng xét tuyển (phải) khẳng định với nhà báo đây là một kỳ xét tuyển "sạch" và nghiêm khắc

Được biết ở khâu thu hồ sơ, cán bộ xét tuyển trực tiếp thu và hướng dẫn tại chỗ cho từng đối tượng, tạo luôn cho họ cơ hội điều chỉnh hồ sơ cho phù hợp, tránh tình trạng “ém” và thải loại hồ sơ chỉ thiếu hoặc chưa đúng khi điền chi tiết – cơ hội cho thí sinh đi tiếp vòng sau. Đây cũng là đột phá, bởi lẽ đó là khâu dễ xảy ra tiêu cực.

Ở khâu ra đề, nhiều giám thị không biết nhau, và họ đặt mỗi người ra 20 câu hỏi, chỉ có Chủ tịch Hội đồng xét tuyển lắp ráp câu hỏi của người này với câu hỏi của người khác tạo thành mã đề.

Có thể khẳng định “cho lộ đề” thì thí sinh cũng không thể biết mình trúng đề nào, và lộ hết mấy trăm câu hỏi cho thí sinh học thuộc thì cũng là một dịp… giảng dạy kiến thức chuyên môn và quy định của Nhà nước về tuyển dụng.

Đưa nỗi lo chung về tiêu cực thường có trong mỗi kỳ tuyển dụng viên chức trong cả nước vào cụ thể ở Tân Sơn, ông Nguyễn Tiến Khang, Trưởng phòng Nội Vụ, phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2014 cho biết:

“Xác định 2 khâu dễ sảy ra tiêu cực nhất trong xét tuyển là khâu ra đề thi và trực tiếp chấm thi nên trong quá trình làm đề thi, các giáo viên, chuyên viên chỉ được ra câu hỏi. Chỉ duy nhất Chủ tịch Hội đồng xét tuyển là người cuối cùng làm đề thi nên rất khó để biết nội dung đề thi. Trong quá trình thực sát hạch, bên cạnh việc tăng cường theo dõi an ninh của công an huyện, cán bộ sát hạch ở các phòng liên tục thay đổi chéo nên chúng tôi cũng yên tâm…”.

Về điểm này, ông Nguyễn Bá Khuyến cho biết, nếu được sự đồng ý của trên và có ngân sách, mọi công tác này sang năm tới ở Tân Sơn sẽ được ứng dụng công nghệ thông tin (camera theo dõi) để kỳ sát hạch được nghiêm túc hơn. Tất cả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương.

Theo dõi cuộc xét tuyển viên chức ngành giáo dục ở Tân Sơn trong 3 ngày (từ 21 đến 23/7) chúng tôi được biết, 2 trong 5 nguyên tắc tuyển dụng được Đảng ủy, HĐND, UBND mà trực tiếp là Hội đồng xét tuyển đặc biệt coi trọng đó là bảo đảm tính dân chủ, công khai, công bằng, đi đôi với chính sách ưu tiên, khuyến khích và nghiêm cấm những người có người thân dự tuyển tham gia Ban kiểm tra, sát hạch.

Trong 1067 ứng viên tham dự sát hạch, chỉ có 365 ứng viên là người trong huyện, còn lại 702 ứng viên là ở các huyện, các tỉnh khác tới nên UBND huyện đã có nhiều biện pháp để bảo đảm an toàn cho ứng viên và người thân đi cùng.

Đối với ứng viên ở xa, có thể gọi trực tiếp đến Hội đồng xét tuyển để hỏi về các thông tin liên quan đến đi lại thông qua đường dây nóng do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển thực hiện.

Với thí sinh ở gần nếu đi xe gắn máy sẽ được hướng dẫn gửi tập trung không thu tiền; các ứng viên, người nhà ứng viên được chăm sóc y tế khi đau ốm trong những ngày sát hạch.

Em Đinh Văn Hùng, sinh năm 1989, quê ở huyện Yên Lập, ứng viên tham dự xét tuyển viên chức Tiểu học phấn khởi: “Đây là lần đầu tiên em tham dự sát hạch, xét tuyển công chức. Việc công khai và không hạn chế số người ứng tuyển ở Tân Sơn làm chúng em tự tin hơn để đăng ký tham dự và tham gia sát hạch…”.

Khi hỏi về kiến thức đưa ra trong sát hạch, Đinh Văn Hùng còn cho biết, lượng kiến thức đưa ra đều mang tính gợi mở, không đánh đố ứng viên, nên em tin, người có tài ắt sẽ có có hội trúng tuyển.

Đầu tuần tháng 8 tới đây, trong 1067 ứng viên, sẽ có 89 ứng viên xuất sắc trở thành cán bộ, viên chức trong ngành giáo dục huyện Tân Sơn.

MỚI - NÓNG