Du học sinh, 1001… nỗi vất vả?

Du học sinh, 1001… nỗi vất vả?
(TPO) Các du học sinh Việt Nam phải chịu rất nhiều khó khăn từ nơi đất khách quê người mà chỉ có những người trong cuộc mới có thể hiểu được.

Mặc dù đã được chuẩn bị rất kỹ về ngôn ngữ, những tưởng khi sang đến nơi là có thể bắt nhịp được ngay vớI những sinh viên bản địa, nhưng thực tế không phảI vậy. Bạn Dũng, sinh viên đại học Sciences Sociales tạI Toulouse cho biết:” Ở nhà, mình đã học rất kỹ tiếng Pháp, không có khó khăn gì cho mình khi nghe những giảng viên của mình giảng dạy bằng tiếng Pháp, nhưng khi sang đây, thờI gian đầu minh không hiểu gì cả và phảI mất một tháng để làm quen vớI cách nói của ngườI bản địa”.

Ngoài rào cản về ngôn ngữ, những khó khăn ban đầu mà du học sinh ta gặp

Du học sinh, 1001… nỗi vất vả? ảnh 1
Dũng sẽ mua được gì trong siêu thị

phảI là lệch múi giờ và những thiếu thốn về tình cảm. Dũng cho biết thêm: “Tuần đầu mới sang mình thường xuyên phảI đến lớp trong tình trạng buồn ngủ do chưa quen múi giờ và cũng chưa quen ai nên nhớ nhà kinh khủng”.

Nhưng khó khăn hơn hết với du học sinh Việt Nam là trong việc ăn ở và sinh hoạt. Đặc biệt, giá cả ở nước ngoài thường đắt hơn Việt Nam nhiều lần. Sinh viên Việt Nam chỉ dám mua và ăn những thức ăn sắp quá “đát”.

Bạn Nhung - Sinh viên đạI học Meikai ở Tokyo (Nhật Bản), một trong số những thành phố đắt đỏ nhất thế giớI - cho biết: ”Bọn mình chỉ dám mua những thức ăn sắp quá “đát” để ăn, vì ngày cuối cùng trước khi thức ăn hết hạn sử dụng sẽ được giảm giá 30% và nếu mua vào cuốI ngày trước khi cửa hàng đóng cửa thì sẽ được giảm giá 50%. Sinh viên Việt Nam thường chọn những thờI điểm này để mua thức ăn, nhiều bạn phảI chấp nhận ăn thức ăn quá “đát” vào ngày hôm sau”.

Ở mỗI quốc gia, sinh viên Việt Nam lại có những khó khăn khác nhau trong việc ăn ở và sinh hoạt. Ở Nhật, du học sinh Việt Nam hàng ngày chỉ “liên khúc” cơm và thịt gà, vì ở đây thịt gà là món rẻ nhất.

Nhung cho biết thêm: ”Nhiều khi ở đây mình thèm ăn rau muống, nhưng không dám ăn, vì rau muống nói riêng và các loạI rau nói chung rất đắt. Ở đây rau muống bán theo ngọn, 5 ngọn là 50.000 đồng. Nếu mua một mớ rau tương đốI như ở Việt Nam tính ra là 500.000 đồng. Không phảI hôm nào ở đây bọn mình cũng được ăn cơm vì gạo bên này cũng rất đắt, loại rẻ nhất cũng 500.000 đồng/yến, nhiều khi phảI ăn kèm củ cảI vì củ cảI ở đây rất rẻ”.

Một dụng cụ khá quen thuộc vớI các du học sinh Việt Nam ở nước ngoài là chiếc kéo. Tất cả những du học sinh kể cả nam và nữ đều trở thành những thợ cắt tóc bất đắc dĩ, do phải thường xuyên cắt tóc cho nhau. Nhung cho kể: ”Ra ngoài hiệu cắt tóc thì quá đắt, khoảng 700.000 đồng một lần cắt”.

Còn việc đi lạI của của du học sinh là hết sức khó khăn đặc biệt là những bạn ở xa trường. Ban đầu, đa số du học sinh chỉ dám đi bộ hoặc đi xe đạp, vì đi xe điện ngầm hay xe buýt khá đắt. Họ chỉ dám nghĩ đến những phương tiện đi lạI như vậy khi đã có một công việc làm tạm thời.

Nhung cho biết: ”Khi mớI sang mình chỉ đi bộ vì giá vé tàu điện ngầm khá đắt - 100.000 đồng/lượt. Tiếc tiền quá nên không dám đi, nhưng  sau này đi làm thêm rồI thì không phảI lo phí đi lạI nữa vì ở đây dù đi làm bất kỳ ở đâu ngườI ta cũng lo cho toàn bộ phí đi lại”.

Việc tìm việc làm ở nước ngoài vớI du học sinh cũng có những khó khăn riêng. Nếu có một công việc mà cả sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật cùng xin vào làm thi ngườI được nhận chắc chắn là sinh viên Nhật, và nếu họ có nhận sinh viên mình thi lương cũng trả thấp hơn so vớI sinh viên bản địa.

Nhung kể: ”Mình phảI mất nhiều thờI gian khi xin vào phục vụ tại một của hàng ăn, mặc dù tiền lương trả không cao bằng so với những sinh viên bản địa, chỉ khoảng 40 triệu đồng/tháng. Con số đó nếu ở Việt Nam thi là khổng lồ, nhưng với mức lương đó ở đây cũng chỉ đủ chi tiêu”.

Còn ở Pháp, lưu học sinh lạI gặp khó khăn trong khẩu vị, đa phần sinh viên Việt Nam sang Pháp trong thời gian đầu đều không quen vớI những món ăn Pháp vì quá nhiều chất béo.

Dũng cho biết: ”Tuần đầu tiên mình chỉ ăn mì tôm và bánh mì gốI mang ở nhà đi, thức ăn ở đây quá béo và ít rau. Tuy  nhiên, hiện nay mình đã quen vơi khẩu vị các món ăn ở đây và khi quen rồI thì bắt đầu …tăng cân”.

Còn việc vui chơi giải trí, các du học sinh hầu như không bao giờ dám mơ tới việc đi đến các trung tâm vui chơi giảI trí tại đất khách. Đa phần việc học đi học, đi làm thêm đã chiếm gần hết thờI gian của họ. “Ở đây mình không bao giờ nghĩ đến việc đi xem ca nhạc hay thậm chí đi đến công viên cả. Khi đã quen nhiều người ở đây, vào ngày nghỉ chúng mình thường tổ chức những trò chơi tập thể, rồi tự ca hát vớI nhau…Tóm lại, việc vui chơi của bọn mình là tự biên tự diễn, nhưng rất vui” - Dũng tâm sự.

Đa phần lưu học sinh sau khi đã quen dần vớI cuộc sống nơi đất khách quê ngườI đều phải tìm cho mình một công việc nào đó để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống và quan trọng hơn là được tiếp xúc và làm quen với tác phong làm việc hiện đại. Bạn Dũng cho biết: ”Chắc chắn mình sẽ kiếm một công việc làm tạm thờI ở đây, nhờ đó mình mớI có thể trang trải được cho cuộc sống và được làm quen với phong cách làm việc mới”.

Cuộc sống của những sinh viên ở nước ngoài tuy có rất nhiều nỗI vất vả nhưng vui. Vui vì họ có những ngườI bạn tốt, chia sẻ với nhau những khó khăn, vui buồn. Vui vì họ đang được học và tiếp cận với những nền văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến để sau này phục vụ tốt hơn cho Tổ quốc.

MỚI - NÓNG