Du học sinh nước ngoài 'thử sức' ở Việt Nam

Du học sinh nước ngoài 'thử sức' ở Việt Nam
TP - Hành trình “thử sức” ở Việt Nam với sinh viên nước ngoài thật sự gian nan và gặp không ít khó khăn. Nhưng họ vẫn thích học ở Việt Nam bởi rất nhiều lý do.
Du học sinh nước ngoài 'thử sức' ở Việt Nam ảnh 1
Hứa Siêu Kiệt - du học sinh TQ đang tự nấu cơm

Tôi chọn Việt Nam

Năm nay khoa Việt Nam học ĐH KHXH & NV TPHCM tuyển 61 sinh viên nước ngoài du học. Trong đó chiếm đa số là sinh viên Hàn Quốc, 10 sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ và 2 sinh viên Nhật Bản.

Khoa Ngữ văn Trung với gần 100 sinh viên Trung Quốc ở các hệ đào tạo khác nhau, một con số du học sinh không nhỏ.

“Học hết năm thứ 2 chúng tôi được đăng ký đi thực tập nghiên cứu tại một nước thứ hai. Chuyên ngành của chúng tôi theo học là Đối ngoại Hán ngữ, vì thế phải tìm một đất nước thứ hai để học tập và nghiên cứu về kinh tế, ngôn ngữ của đất nước đó. Và chúng tôi đã chọn Việt Nam để du học và nghiên cứu.

Tôi chọn Việt Nam bởi vì nền kinh tế của Việt Nam đang đà phát triển mạnh, phù hợp với đúng những gì tôi đang học và đặc biệt hơn là Việt Nam có một nền văn hóa rất thú vị” - Trương Chí Mẫn (ĐH Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc), hiện đang là du học sinh tại khoa Ngữ văn Trung Quốc, ĐH KHXH & NV (ĐHQG TPHCM) cho biết.

Trào lưu các Cty nước ngoài đổ xô đầu tư vào Việt Nam cũng là một cơ hội để những du học sinh nước ngoài tìm kiếm một cơ hội việc làm ở Việt Nam. Tuy nhiên để đến được thành công hành trình “thử sức” ở Việt Nam thật không dễ. Ngôn ngữ còn hạn chế, khác biệt về nền văn hóa, khí hậu… nên hầu hết sinh viên đến Việt Nam gặp phải những khó khăn lớn.

Với Kim Ju Ae và Kim Ji Hwan (Đại học ngoại ngữ Pusan- Hàn Quốc) đang học năm 4 tại khoa Việt Nam học ĐH KHXH & NV TPHCM thì đó là những khó khăn về nhà trọ.

Thuê một phòng nhỏ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TPHCM) với giá 180 USD/tháng/phòng mà chỉ ở được 1 người. Còn Hwan may mắn hơn, thuê được một phòng trọ ở quận Bình Thạnh với giá 450 nghìn đồng/người có bếp và được ở 2 người.

Khó khăn lớn nhất đối với du học sinh nước ngoài là khi học tiếng Việt ở Hàn Quốc thì được học phát âm giọng miền Bắc, nhưng lại học ở TPHCM thì rất khó khăn để nghe, mất nhiều thời gian ôn luyện nói lại.

Hầu hết sinh viên nước ngoài 2-3 năm mới về nước một lần. Việc rắc rối trong cách sử dụng mạng điện thoại cũng là một thách thức. Đối với các sinh viên Hàn Quốc, thì ở Việt Nam mới chỉ có 1 mạng là nhắn tin được bằng tiếng Hàn nên phải lựa chọn cả máy điện thoại cho phù hợp với sim. Đó là những khó khăn lớn cả về học tập và sinh hoạt.

Cơ hội đi vận dụng kiến thức

Kim Ju Ae học bốn năm ở Việt Nam, điểm cô tâm đắc nhất đó là cách học mới của Việt Nam. “Giống học theo kiểu của Pháp nghĩa là không phải học thuộc lòng như ở bên Hàn Quốc. Giảng viên cho đề tài thảo luận vào báo cáo kết quả”.

Điều riêng biệt hơn là trong các trường ĐH của Việt Nam thường có những hoạt động xã hội. Đó vừa là một cơ hội giúp sinh viên biết vận dụng những kiến thức đã học của mình vào công tác xã hội, vừa giáo dục lối sống nhân văn cho sinh viên mà các trường nước ngoài khó tìm kiếm  thấy.

Lục Hùng Hải (cựu du học sinh Trung Quốc) đang làm việc cho một Cty sợi khu CN Nhơn Trạch, Đồng Nai cho biết: “Ra trường được một năm tôi nhận thấy hầu hết những kỹ năng ứng xử và kỹ năng mềm của sinh viên rất yếu. Sinh viên có kiến thức nhưng vẫn khó vận dụng linh hoạt vào thực tế”.

Dù gặp những khó khăn khi du học nhưng sinh viên nước ngoài đang nỗ lực khẳng định mình tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.