Dự thảo chuẩn phát triển trẻ năm tuổi: Kỳ vọng mờ nhạt

Dự thảo chuẩn phát triển trẻ năm tuổi: Kỳ vọng mờ nhạt
TP - Những bất hợp lý của dự thảo chuẩn suy cho cùng xuất phát từ sự tiếp cận chưa đúng hướng của ban soạn thảo cũng như sự thiếu chuẩn bị cần thiết về chứng cứ khoa học.

Người Singapore lấy trẻ làm trung tâm, coi trẻ là xuất phát điểm của mọi hoạt động giáo dục. Họ chỉ nêu các lĩnh vực học tập và phát triển của trẻ mà không đặt chuẩn cho trẻ. Họ nêu lên kì vọng vào những giá trị mà trẻ sẽ đạt được, và thiết kế chương trình giáo dục phù hợp để đạt được điều này.

Trên thực tế, thay vì đặt chuẩn phát triển cho trẻ, họ đặt chuẩn cho các cơ sở giáo dục mẫu giáo. Bộ chuẩn cho các cơ sở giáo dục mẫu giáo này hết sức chi tiết, bao quát sáu lĩnh vực và có 78 chỉ số.

Mỗi chỉ số lại được đánh giá ở năm mức độ khác nhau theo thang điểm từ một (không đạt yêu cầu) đến năm (xuất sắc). Như vậy Singapore không đặt chuẩn phát triển cho trẻ mà đặt chuẩn cho các cơ sở giáo dục mẫu giáo.

Người Anh tiếp cận theo cách phân tích các vấn đề phát triển quan trọng nhất của trẻ và nêu kì vọng đối với trẻ để tạo cơ sở cho giáo dục mẫu giáo dựa vào đó lên chương trình và hoạt động.

Việc đánh giá sự phát triển của trẻ được định lượng thông qua bảng đánh giá gồm 13 thang, mỗi thang có chín điểm tương ứng với với các mức độ phát triển từ thấp đến cao.

Thông tin về mức độ phát triển sẽ được dùng để có chương trình và hoạt động phù hợp cho từng trẻ, và được lưu trong hồ sơ trẻ để chuyển tiếp lên các bậc học sau. Mục đích cao nhất của tất cả những việc này là giúp trẻ, sau đó là gia đình và nhà trường, có cách giáo dục phù hợp với khả năng của từng trẻ.

Còn dự thảo chuẩn phát triển trẻ của chúng ta không định lượng sự phát triển của trẻ theo mức cụ thể cần thiết để từ đó có cách giáo dục phù hợp cho từng trẻ, đặc biệt là để giúp đỡ những trẻ có khó khăn và trẻ có năng khiếu học tập đặc biệt.

Chúng ta cũng không đặt chuẩn cho các cơ cở giáo dục mà, thay vào đó, đặt chuẩn cho trẻ theo hai mức đạt và không đạt để, từ đó, gián tiếp tuyên án cho những trẻ không đạt chuẩn, dự kiến khoảng một phần tư dân số, là người thất bại ngay từ lúc khởi đầu.

Viện dẫn bất hợp lý

Một trong những vấn đề mà dư luận xã hội đặt ra là chuẩn phát triển nặng hay nhẹ? Để trả lời cho câu hỏi này, ban soạn thảo khẳng định là không nặng và viện dẫn các mục tiêu giáo dục với trẻ năm tuổi của chúng ta đặt ra cách đây 20 năm với hàm ý các mục tiêu ngày ấy còn cao siêu hơn mục tiêu trong dự thảo chuẩn phát triển trẻ năm tuổi.

Các tác giả trong ban soạn thảo kết luận: “Ngay từ những năm 1990 chúng ta đã nhìn thấy những khả năng tiềm ẩn rất lớn ở trẻ cuối tuổi mẫu giáo trong tất cả các lĩnh vực phát triển thì vì cớ gì mà 20 năm sau chúng ta lại hạ (chứ chưa nói là tăng lên) mức độ phát triển của trẻ xuống?”.

Vấn đề đặt ra ở đây không phải là nặng, nhẹ, mà là có hợp lý hay không. Các mục tiêu cần đạt cho trẻ năm tuổi của 20 năm về trước mà đến giờ vẫn không đạt được chỉ nói lên một điều, các mục tiêu đó không hợp lý và duy ý chí.

Việc phấn đấu vì những mục tiêu đó chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại và, thực tế là, chúng ta đã thất bại. Vì thế, không thể viện dẫn chúng để chứng minh cho tính hợp lý của dự thảo chuẩn phát triển trẻ lần này.

 (Còn nữa)

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.