Đưa hàng nghìn “tủ sách phụ huynh” vào lớp học

Đưa hàng nghìn “tủ sách phụ huynh” vào lớp học
TP - Từ thành công của trường THCS An Dục huyện Quỳnh Phụ, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình quyết định nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh từ năm 2014 đến nay với hơn 4.000 tủ sách. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo về văn hóa đọc trong học sinh do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 9/12…

Giám đốc Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng ông Nguyễn Quang Thạch, người dành 19 năm đưa tủ sách tri thức về với nông dân và trường học chia sẻ: “Nhiều giáo viên không cho học sinh mượn sách về nhà đọc. Không ít phụ huynh cũng cấm cản con đọc sách để làm việc nhà”. Đầu năm 2015, ông Thạch phỏng vấn trên 3.000 người chủ yếu từ 10 đến 40 tuổi thì có tới 90% người cho rằng chưa từng được mượn sách ở thư viện trường về nhà. Ở nông thôn học sinh không có sách gì ngoài sách giáo khoa. Muốn mua lại không có tiền, thư viện trường nghèo nàn trong khi học sinh thành phố cũng bị áp lực học hành, không có thời gian, thói quen đọc sách.

Đầu năm 2010, ông Thạch đã chọn trường THCS An Dục, Quỳnh Phụ (Thái Bình) để đặt tủ sách bằng cách mỗi phụ huynh đóng 50.000 đồng mua sách, nhà trường chịu chi phí đóng tủ. Từ một thư viện nghèo nàn với khoảng 0,4 quyển sách/học sinh đến nay trường đã có 9 tủ sách với hơn 2.000 đầu sách. “Khi có sẵn sách trước mặt, với hiệu ứng lây lan, một vài bạn giở sách ra đọc sẽ có nhiều bạn cùng đọc theo. Trong một chủ đề nào đó, sau khi đọc xong học sinh trao đổi với nhau, kiến thức nhờ đó cũng được lưu nhớ lâu hơn”, ông Thạch nói. Từ hiệu quả của mô hình, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình quyết định nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh năm 2014 đến nay với hơn 4.000 tủ sách.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Định cho rằng, để đổi mới phương pháp dạy học bắt buộc phải tăng cường văn hóa đọc. Cũng theo ông Định, hiện nay ở hệ tiểu học, đã có hơn 2.000 trường xây dựng được mô hình thư viện lớp học với nhiều loại sách phục vụ học tập. Mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng. Ở khối THPT hiện cũng có hơn 25.000 trường có thư viện (chiếm hơn 80%). Tuy nhiên, đại diện nhiều trường cho rằng 80% ngân sách trường học chi cho lương, 5% chi thi đua khen thưởng và rất nhiều khoản khác dẫn đến quy định chi 3% ngân sách/học sinh cho thư viện là không khả thi.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.