Dùng công nghệ cao để gian lận: Điện thoại đội lốt đồng hồ, máy tính casio

Kiểm tra thi tại trường THPT Lê Hồng Phong, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Kiểm tra thi tại trường THPT Lê Hồng Phong, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh.
TPO - Hiện nay có hai thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử phổ biến là máy tính bỏ túi và đồng hồ. 

Đó là lưu ý của ông Nguyễn Bạch Đằng, phó Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công An với ban chỉ đạo thi tỉnh Quảng Ninh chiều hôm qua 15/6  trong chuyến kiểm tra tình hình chuẩn bị thi THPT của Bộ GD&ĐT.

Theo ông Đằng, với máy tính bỏ túi, các giám thị phải kiểm tra xem có đúng chức năng của máy tính không. Vì nhiều khi vỏ là máy tính nhưng ruột là điện thoại iphone. Nên có thể chụp ảnh toàn bộ đề thi ra ngoài, đồng thời nhận được lời giải từ ngoài gửi vào. Thứ hai là đồng hồ. Vì có  trường hợp dán mặt đồng hồ còn  thực chất là điện thoại, tai nghe của những đồng hồ này chỉ bằng hạt gạo đặt vào trong tai.

Tại buổi làm việc, bà Vũ Liên Oanh, giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết năm nay, Quảng Ninh có 34 điểm thi, 13. 612 thí sinh đăng ký dự thi tại 603 phòng thi. Quảng Ninh có 14 huyện, thị, Ban chỉ đạo thi yêu cầu phải  đảm bảo ít nhất mỗi đơn vị cấp huyện thị xã có một điểm thi. Theo bà Oanh, cho đến thời điểm hiện tại, Ban chỉ đạo thi của Tỉnh đã đi kiểm tra hết  tất cả các điểm thi.

Ghi nhận của phóng viên tại buổi làm việc cho thấy, kỳ thi THPT quốc gia sắp tới được Quảng Ninh chuẩn bị sát sao. Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT, Ủy ban nhân tỉnh đã tổ chức trực tuyến luôn cho 14 huyện thị.

Đánh giá về cách làm này của Quảng Ninh, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT đánh giá đây là cách làm sáng tạo. Tất cả ban chỉ đạo thi các huyện, thị đều được trực tiếp nghe và giải đáp những điều còn vướng mắc trong khâu tổ chức thi sắp tới.

Thí sinh tự do: nơi tách riêng, nơi thi chung

Khác với 2 kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, năm nay, thí sinh phải thi một trong hai bài thi tổ hợp. Do đó, thí sinh tự do thi để xét tuyển ĐH được quyền chọn môn thi trong bài thi tổ hợp để thi. Nên có thí sinh chọn một môn, có thí sinh chọn hai môn hoặc có thí sinh chọn cả ba môn. Mỗi địa phương, đối với thí sinh tự do, đều có phương án bố trí điểm thi hợp lý.

Tại Hải Phòng, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết toàn thành phố có 2 khu vực thi. Mỗi khu vực thi có 1 điểm thi dành cho thí sinh tự do. Riêng điểm thi cho thí sinh tự do, thành phố bố trí có phòng chờ, dư lực lượng để phục vụ, quản lý thí sinh.

Theo chỉ đạo chung của Sở,  thí sinh ở điểm thi tự do sẽ đến và rời khỏi điểm thi giống như các điểm thi khác. Còn làm xong sớm hoặc đợi đến môn thi được bố trí tại phòng chờ.

Còn ở Quảng Ninh, ông Ngô Bá Uyên, hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh cho hay có 306 thí sinh dự thi tại đây. Trong số này có 14 thí sinh tự do được sắp xếp ngồi riêng một phòng thi.

Điểm thi cũng bố trí riêng một phòng chờ và cán bộ để giám sát khi thí sinh tự do chưa đến môn thi hoặc chưa muốn rời trường thi sớm khi thi xong.

Tại trường THPT Quan Lạn, thuộc huyện đảo Vân Đồn có 52 thí sinh, trong đó có 3 thí sinh tự do thi cùng với  thí sinh năm nay mới thi và được bố trí riêng một phòng thi.

Lịch thi THPT QUỐC GIA:

Dùng công nghệ cao để gian lận: Điện thoại đội lốt đồng hồ, máy tính casio ảnh 1
MỚI - NÓNG