Chống bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục:

Đừng để người trong cuộc thiếu tin tưởng

Đừng để người trong cuộc thiếu tin tưởng
TP - Chống bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực thi cử đang có một số dấu hiệu khiến người trong cuộc không an tâm khi. Họ không an tâm nói “không” khi trong hàng ngũ của mình là một số đồng nghiệp và cấp trên nói “có”.
Đừng để người trong cuộc thiếu tin tưởng ảnh 1
Chống bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử không thể có hiệu quả nếu chỉ hô hào bằng khẩu hiệu  Ảnh: Hồng Vĩnh

Bài thơ lạ” đăng trên báo tường - số kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt  Nam của trường THPT Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An là ví dụ.

Đa số GV khi tiếp xúc với chúng tôi đều khẳng định chủ trương nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử là đúng và cần thiết. Nhưng họ cũng đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, lời lêu gọi “nói không” ấy vẫn có sự ngập ngừng, miễn cưỡng.

Nhiều GV nói: “Kêu gọi chúng tôi “chống” nhưng ai “đỡ”. Đấu tranh tránh đâu? Khi chúng tôi chống chắc chắn sẽ gặp phải sự phản công từ nhiều phía: Phụ huynh, học sinh, kể cả những đồng nghiệp đứng ngoài cuộc…

“Đối thủ nặng ký” là những đồng nghiệp “nói có” và cấp trên của mình. Lúc đó, người hăng hái “chống” rất dễ bị gây khó, bị cô lập, nên tinh thần đấu tranh của nhiều GV bị thủ tiêu, muốn dĩ hòa vi quý, muốn an phận.

Bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục đã tồn tại trong một thời gian dài và trong nhiều lĩnh vực (đánh giá, xếp loại giờ học trong sổ đầu bài sau mỗi tiết học; đánh giá xếp loại học sinh; xếp loại trường - lớp…). Việc áp đặt chỉ tiêu  thi đua; nội dung, tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng cũng đang bị bệnh hình thức và làm nẩy sinh tiêu cực.

Tóm lại, nói “chống” thì dễ, nhưng bắt tay vào thực thi thì rất khó bởi chưa có cơ chế, quy chế  thống nhất; chưa có chương trình hành động với lộ trình cụ thể, rõ ràng.

Vì vậy, muốn chống bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử ngoài cơ chế, quy chế phải có lực lượng đủ mạnh. Lực lượng này phải được xây dựng, củng cố từ trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ GV; phải thực sự trở thành phong trào quần chúng rộng khắp, mạnh mẽ ; phải được sự đồng tình, hưởng ứng, sự ủng hộ và chỉ đạo nhất quán của cấp trên, của cấp ủy, chính quyền. 

MỚI - NÓNG