Đường vào các trường ĐHDL khá dễ dàng

Đường vào các trường ĐHDL khá dễ dàng
TP - Năm nay sẽ có khoảng 20 trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh. Nếu đường vào các trường ĐH công lập khá cam go thì đường vào các trường dân lập được nhận định là rộng rãi hơn nhiều.
Đường vào các trường ĐHDL khá dễ dàng ảnh 1
Xét tuyển NV2 tại ĐHDL Kỹ thuật Công nghệ TPHCM  Ảnh: L.T.T

Điều đáng nói là tại các trường này cũng có những đang “hot” trong khi điểm chuẩn lại khá thấp…

Trường thi tuyển: Tuyển chưa được 50% chỉ tiêu

Mặc dù phải chấp nhận cạnh tranh tay đôi với các trường ĐH công lập nhưng nhiều trường ngoài công lập vẫn nhất quyết tổ chức thi tuyển.

Tuy nhiên vì có ít TS đăng ký dự thi cũng như chất lượng TS quá thấp nên số TS tuyển được bằng NV1 chỉ như “muối bỏ biển” so với chỉ tiêu và các trường buộc phải xét tuyển phần lớn chỉ tiêu bằng NV2, 3.

Những kỳ thi tuyển sinh gần đây, hầu như các trường ngoài công lập chỉ tuyển chưa được 50% chỉ tiêu khi tổ chức thi tuyển, thậm chí nhiều trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu bằng NV1.

Đó là chưa kể nhiều trường còn “làm không công” cho các trường khác khi TS “mượn” trường dân lập này thi để xét tuyển vào trường dân lập danh tiếng hơn nhưng không tổ chức thi bởi “trường dân lập chấm điểm dễ hơn”.

Ở khu vực phía Nam, có khá nhiều trường ĐH ngoài công lập tổ chức thi tuyển như trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, ĐH Bán công Marketing, ĐH Mở Bán công TPHCM (năm nay đã chuyển sang công lập), ĐHDL Kỹ thuật công nghệ, ĐHDL Ngoại ngữ tin học, ĐHDL Lạc Hồng (Đồng Nai).

Điểm chung dễ nhận thấy ở các trường này là điểm thi của TS khá thấp. Hầu hết các trường như ĐHDL Kỹ huật công nghệ, ĐHDL Lạc Hồng, ĐH bán công Tôn Đức Thắng chỉ tuyển được 20 - 40% chỉ tiêu và phải xét rất nhiều chỉ tiêu bằng NV2, 3.

Năm 2006, ĐHDL Thăng Long tổ chức thi tuyển với điểm chuẩn NV1 nhỉnh hơn sàn một chút: Khối A và D: 14, khối B và C là 15.

Trong khi chỉ tiêu của trường 1.000 thì trường phải xét đến 900 chỉ tiêu bằng NV2 và điểm chuẩn cũng dịch chuyển không nhiều, hầu hết chỉ bằng điểm NV1 hoặc cao hơn 1 điểm.

ĐHDL Phương Đông cũng có điểm chuẩn NV1 hầu hết bằng sàn và cũng chỉ tuyển được khoảng trên 600 TS bằng NV1. Điểm chuẩn NV2 của hầu hết các ngành cao hơn NV1 1 điểm.

Trong khi đó, điểm chuẩn NV1 của trường ĐHDL Quản lý và kinh doanh Hà Nội (năm nay đổi tên thành trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) cũng có điểm chuẩn NV1 chỉ bằng điểm sàn.

Trường xét tuyển: Sử dụng “bùa hộ mệnh”

Việc tuyển sinh của các trường ĐH không tổ chức thi tuyển đã thực sự bắt đầu từ trước Tết. Nhiều trường đã quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông về kế hoạch tuyển sinh năm 2007 của mình.

Đó cũng là cách tiếp thị cần thiết bởi trong nhiều năm nay, các trường này luôn rơi vào cảnh tuyển không đủ chỉ tiêu.

Tuy nhiên, trong số các trường này, “cao giá” nhất có lẽ là trường ĐHDL Văn Lang khi năm 2006, chỉ cần đến NV2, trường đã xét tuyển đủ chỉ tiêu trong khi các trường còn lại đều phải xét tuyển đến NV3.

Thậm chí năm 2006, trường ĐHDL Văn Hiến, Hùng Vương buộc phải tạm nhưng đào tạo một số ngành ngoại ngữ vì tuyển không đủ TS cần thiết (30SV) để mở lớp. Kỳ thi tuyển sinh năm 2006, điểm chuẩn hầu hết các trường này chỉ bằng điểm sàn nhưng bài toán đầu vào vẫn làm các trường đau đầu.

Trong bối cảnh như vậy, một số trường đã sử dụng tới Điều 33 Qui chế tuyển sinh để nới rộng phổ điểm chuẩn (một cách hạ điểm chuẩn) để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Theo đó, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng ưu tiên là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm. Các trường ĐHDL như Phú Xuân (Huế), Duy Tân (Đà Nẵng), Bình Dương, Cửu Long đã phải vận dụng qui chế này mới có thể tuyển đủ chỉ tiêu.

Thậm chí khi quảng cáo kế hoạch tuyển sinh năm 2007, trường ĐHDL Bình Dương còn có thêm câu “trường được xét tuyển theo Điều 33 Qui chế tuyển sinh”.

Tuy nhiên khi vận dụng Điều 33, bài toán chỉ tiêu có thể đã được giải quyết nhưng chất lượng đầu vào của các trường này đã bị giảm hẳn, vai trò của điểm sàn cũng không còn quan trọng. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.