Gần 200 “kỹ sư robot” nhí TPHCM tranh tài điều khiển Robothon

Chùm ảnh các “kỹ sư robot” nhí thể hiện kỹ năng lắp ghép và lập trình, điều khiển robot trên sàn đấu tại nhà thi đấu ĐH Tôn Đức Thắng
Chùm ảnh các “kỹ sư robot” nhí thể hiện kỹ năng lắp ghép và lập trình, điều khiển robot trên sàn đấu tại nhà thi đấu ĐH Tôn Đức Thắng
TPO - Gần 200 “kỹ sư robot” nhí cùng tham gia đua tài lắp ghép và lập trình robot trong ngày hội Robothon quốc gia được tổ chức tại TPHCM.

Ngày 6/11, tại Nhà thi đấu trường đại học Tôn Đức Thắng (quận 7, TPHCM), Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phối hợp công ty CP DDT Eduspec tổ chức cuộc thi Robothon quốc gia với sự tham gia của 67 đội thi đến từ các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TPHCM.

Cuộc thi được tổ chức thường niên trong những năm gần đây, đã là sân chơi robot phổ biến dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học tại Đông Nam Á, với mong muốn giúp học sinh trải nghiệm và sáng tạo trong môi trường học tập tích cực, để cùng nhau giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Tham gia ngày hội Robothon, các bạn học sinh được khuyến khích tinh thần học hỏi, khám phá để từng bước làm chủ công nghệ, ứng dụng khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Gần 200 “kỹ sư robot” nhí TPHCM tranh tài điều khiển Robothon ảnh 1

Với chủ đề là Internet of Things (IoT) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, thí sinh của các đội thi tham gia lắp ghép và lập trình robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng, như: thu nhận, trích xuất và phân phối dữ liệu, trích xuất thông tin, tích hợp hệ thống.

Trước đó, cuộc thi đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 30/10 và tại thủ đô Hà Nội vào ngày 5/11.Các đội tuyển đạt giải cao sẽ được chọn tham dự cuộc thi Robothon quốc tế được tổ chức tại Malaysia vào ngày 4/12 tới đây.

Gần 200 “kỹ sư robot” nhí TPHCM tranh tài điều khiển Robothon ảnh 2

Trong thời gian gần đây, Internet of Things (IoT) là một xu hướng công nghệ của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính.

Theo các nghiên cứu, ước tính đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị.

MỚI - NÓNG