Giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước

TPO - Theo kinh nghiệm của các quốc gia bạn bè đã thành công, một quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải có hai yêu tố là hệ thống giáo dục đại học có chất lượng và có một lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, chất lượng đào tạo không chỉ đo bằng trí tuệ, sáng tạo của người học mà còn là yếu tố nhân cách, nhân bản, tinh thần dân tộc và yêu nước. Như vậy, giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước...

Ngày 6/9, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ( Đại học Quốc gia HCM) tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Tham dự có nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cùng nhiều lãnh đạo sở, ban ngành và các em sinh viên....

Tại buổi lễ, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng là cựu sinh viên của trường đại học Tổng hợp TPHCM nay là trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vui mừng vì sự phát triển và vai trò của ngày càng quan trọng của Nhà trường với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước ảnh 1 Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng là cựu sinh viên của trường đại học Tổng hợp TPHCM nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn phát biểu

Ông Sang cho rằng, theo kinh nghiệm của các quốc gia bạn bè đã thành công, một quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải có hai yêu tố là hệ thống giáo dục đại học có chất lượng và có một lực lượng lao động được đào tạo bài bản. "Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, chất lượng đào tạo không chỉ đo bằng trí tuệ, sáng tạo của người học mà còn là yếu tố nhân cách, nhân bản, tinh thần dân tộc và yêu nước. Như vậy, giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước...", ông Sang nói.

Cũng theo ông Sang, ngày nay trong quá trình đổi mới giáo dục phục vụ sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò, vị thế của người thầy trong xã hội ngày nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm mới. Người thầy còn là người khuyến khích, là động lực cho các học trò không ngừng sáng tạo và phát huy khả năng trong học tập, nghiên cứu khoa học...

Trong khi đó, PGS- TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là trường đại học đào tạo chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước và đang mạnh mẽ vươn tầm ra khu vực; Là môi trường luôn đề cao sự tranh biện khoa học để làm sáng tỏ chân lý, là nơi không chỉ có những bài thuyết giảng, mà còn là sự thảo luận, tranh luận và biện luận khoa học,… Những cuộc tranh luận khoa học là cách mà chúng ta đi tìm chân lý, tìm giải pháp cho những vấn đề được đặt ra bởi thời cuộc.

Giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước ảnh 2  PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng nhà trường
Theo bà Lan, Khoa học xã hội và nhân văn là thành phần cực kỳ quan trọng bên cạnh các lĩnh vực khoa học khác…"Các em hãy định vị mình là chủ thể của quá trình này và có trách nhiệm cao cả của một công dân cùng nhau xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn, nhân bản hơn. Muốn như vậy, các em hay bắt tay ngay vào thực hiện những việc thiết thực nhất trong hành trình này: xác định mục tiêu và kế hoạch học tập, rèn luyện tu dưỡng bản thân thật tốt; nắm bắt thật chắc kiến thức; đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tinh thần biện luận; có nhiều trải nghiệm bản thân để xác định được những mặt mạnh, mặt hạn chế của mình để phát huy và khắc phục; học ngoại ngữ thật tốt và điều đặc biệt quan trọng nữa là rèn luyện cho mình khả năng thích ứng với sự thay đổi trong môi trường đa văn hóa, trong môi trường được tạo dựng bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", bà Lan nói.

Được biết, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM được thành lập vào năm 1957 với hơn 60 năm hình thành và phát triển. Nhà trường hiện có 952 cán bộ, giảng viên, bao gồm 4 giáo sư, 50 phó giáo sư, 239 tiến sĩ, 422 thạc sĩ, 237 cử nhân, 54 cao đẳng và trình độ khác.

Hiện nay, toàn trường có 15.880 sinh viên và 1.705 học viên sau đại học đang theo học chương trình đào tạo tại Trường. Tính từ tháng 1-8/2018, có 5.974 lượt học viên quốc tế học khóa ngắn hạn tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học. Đồng thời, Trường cũng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đông sinh viên, học viên người nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam với học viên, sinh viên đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.