Giáo dục là giải pháp thay đổi giá trị và hành vi của cộng đồng

Toàn cảnh diễn đàn - ảnh: Việt Linh
Toàn cảnh diễn đàn - ảnh: Việt Linh
Đó lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên khai mạc diễn đàn “Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu 2019”, diễn ra từ 2-3/7 tại Hà Nội, do UNESCO phối hợp với Bộ GD&ĐT và Uỷ Ban Quốc gia UNESCO tổ chức.

Diễn đàn “Giáo dục công dân toàn cầu” lần thứ 4 tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 350 đại biểu là lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà giáo dục và các đại diện của các bên liên quan đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khu vực Châu Mỹ La-tinh.

Chủ đề của diễn đàn lần này hướng mục tiêu “Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học”.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định, “Sau một thập kỷ thực hiện chương trình giáo dục vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc từ năm 2005 đến 2014, những gì chúng ta đã làm được là đáng kể, tuy nhiên, nó vẫn chỉ là khởi đầu nhằm tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và tầm nhìn dài hơn.”

Lấy Việt Nam làm ví dụ, ông cho biết, giáo dục Việt Nam, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông, từ năm 2013, đã có những bước thay đổi căn bản và toàn diện, hướng tới mục tiêu không chỉ tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn huy động giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững.

Giáo dục là giải pháp thay đổi giá trị và hành vi của cộng đồng ảnh 1 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc - ảnh: Việt Linh
Kết thúc bài phát biểu, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ hi vọng diễn đàn lần này sẽ tìm ra câu trả lời cho hàng loạt những câu hỏi tồn tại trong quá trình triển khai chương trình giáo dục mới như: “Làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả mọi người?”; “Làm thế nào để hỗ trợ sáng tạo và đổi mới?”…

Diễn đàn sẽ tiếp tục diễn ra trong hai ngày 2-3/7, với 7 phiên họp toàn thể; 4 phiên thảo luận nhóm. Đại biểu tham gia diễn đàn có cơ hội được chia sẻ những phương thức tiếp cận sáng tạo, có tính khả thi để giải quyết những tồn tại và khai thác triệt để tiềm năng từ ba phạm vi của lĩnh vực học tập nhằm đạt mục tiêu Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, cụ thể là Mục tiêu 4.7, có liên quan chặt chẽ tới Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Giáo dục Công dân Toàn cầu.

Diễn đàn cũng sẽ giành thời gian cho giáo viên và học sinh lên tiếng về nhu cầu của họ, xét về khía cạnh sư phạm hiệu quả cho ESD và GCED, sau đó sẽ là phiên đối thoại toàn thể về nhu cầu nào cần được cải thiện/ thay đổi trong bối cảnh hệ thống giáo dục hiện nay.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.