Giáo dục toàn diện – bắt đầu từ cảm xúc của học sinh

Thầy Pete Kennedy, Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH School cùng các em học sinh trong năm học mới
Thầy Pete Kennedy, Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH School cùng các em học sinh trong năm học mới
Trước xu thế phát triển toàn cầu, mô hình giáo dục toàn diện hứa hẹn đào tạo ra một thế hệ phát triển hài hòa trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng khiếu cá nhân trong từng lĩnh vực. Lợi ích là vậy, nhưng không ít bậc phụ huynh băn khoăn và có phần dè dặt khi tìm hiểu hay quyết định cho con theo đuổi những chương trình học gắn với danh xưng “toàn diện”.

Trong rất nhiều tài liệu nghiên cứu của thế giới, tiền đề của giáo dục toàn diện là giúp học sinh phát hiện cá tính của bản thân, ý nghĩa và mục đích sống khi tiếp cận với cộng đồng, thế giới tự nhiên và các giá trị tinh thần. Chương trình giáo dục toàn diện không phải là thế giới thu nhỏ trong giáo trình trên giấy, mà đó là giáo trình mềm cho phép người học tương tác trực tiếp với môi trường xung quanh.

Quá trình hội nhập đã đưa khái niệm này đến Việt Nam với những kỳ vọng về một nền giáo dục tiên tiến, về những thế hệ được gọi bằng cái tên:công dân toàn cầu. Đây chính là động lực thúc đẩy sự đổi mới ở những trường công lập, dân lập và đặc biệt là hình thành nên những trường quốc tế tiêu chuẩn ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, những phụ huynh thông thái sẽ không bao giờ bị hai chữ “quốc tế” mê hoặc cho đến khi họ được mục sở thị phương pháp dạy học, giáo trình và cơ sở vật chất phục vụ cho công cuộc đào tạo toàn diện này.

“Với chúng tôi, một chương trình giáo dục tổng thể phải là chương trình đem lại sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ. Nghĩa là các em phải giỏi kiến thức, có nhân cách tốt, sức khỏe tốt. Giáo trình chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm là điều kiện tiên quyết, đi kèm với đó phải có cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ hoạt động thể thao, hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh. Đây chính là nỗ lực của chúng tôi nhằm cân bằng giữa kiến thức học thuật với những môn rèn luyện thể chất, bồi dưỡng năng khiếu. Một điểm nữa của giáo dục toàn diện tại TH School là giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội cho học sinh, tôn trọng tính cá thể của học sinh. Học sinh phải cảm thấy thoải mái ở trường học, sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, thầy cô thì mới sẵn sang tiếp thu kiến thức.”, thầy Pete Kennedy, Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH School chia sẻ về mô hình giáo dục toàn diện đang được triển khai tại đây

Học với sách giáo khoa, ngồi lì trên ghế nhà trường trong một lớp bốn mươi, năm mươi học sinh không phải là hình mẫu của những trường học hiện đại trong vài ba năm trở lại đây. Tại TH School, hầu hết các phòng học đều có giáo cụ trực quan, máy chiếu để phục vụ cho nhu cầu nghe, nhìn, khám phá của học sinh. Dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên quốc tế có chuyên môn, học sinh còn được tìm hiểu và củng cố kiến thức bằng việc tự thực hành thí nghiệm trong hệ thống sáu phòng thí nghiệm Hóa học, Sinh học và Công nghệ dinh dưỡng. Được phát triển từ một Tập đoàn chuyên về các sản phẩm sữa dinh dưỡng, Phòng Công nghệ dinh dưỡng chính là điểm khác biệt của trường, nhằm giúp học sinh có ý thức, kiến thức tự lập trình cho mình một chế độ ăn lành mạnh.

Không chỉ vậy, Chương trình học các môn Nghệ thuật như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Trình diễn,… tại TH School cũng được chú trọng phát triển với mục tiêu bồi đắp cho học sinh các kỹ năng mềm, khả năng cảm thụ cái Đẹp, hình thành tính cách, nuôi dưỡng các cảm xúc tốt đẹp. Qua đó, các bộ môn này hỗ trợ giúp các em tăng tính sáng tạo, phát triển tư duy để tiếp thu kiến thức ở các bộ môn khác tốt hơn.

Giáo dục toàn diện – bắt đầu từ cảm xúc của học sinh ảnh 1 Chú trọng học lý thuyết song song với thực hành là một phương pháp học tập quan trọng tại TH School

PGS.TS Nguyễn Khánh Diệu Hồng, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Giáo dục chia sẻ: “Được sinh ra trong thời kỳ phát triển của đất nước vừa là lợi thế vừa là thách thức với học sinh hiện nay. Các em có điều kiện sống và học tập tốt hơn, nhưng phải phát triển được khả năng tự lập cao, khả năng giải quyết vấn đề và ngôn ngữ tốt thì mới mong bắt kịp những xu thế hiện đại và thích nghi với bất kỳ môi trường nào, ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào.”

Đồng tình với ý kiến này, ông Pete Kennedy, Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH School cho biết: “Kỹ năng mềm của học sinh thời đại mới như giao tiếp, thuyết trình, tư duy phải dựa trên nền tảng ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao TH School thiết kế chương trình 20 – 80, tức là học sinh sẽ dành 80% thời gian trên lớp học bằng Tiếng Anh với giáo viên quốc tế, và 20% còn lại học bằng Tiếng Việt. Các môn học Tiếng Việt gồm Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân, với mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ cấp mầm non, tiểu học, làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Chương trình học toàn diện ở TH School bám sát tiêu chuẩn quốc tế, nhưng có sự điều chỉnh từ đội ngũ những người đứng đầu, để học sinh dù có hòa nhập đến đâu vẫn được nuôi dưỡng sự hiểu biết và trân trọng những giá trị truyền thống của người Việt.”

Giáo dục toàn diện – bắt đầu từ cảm xúc của học sinh ảnh 2 Học sinh phải cảm thấy thoải mái ở trường học, sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, thầy cô thì mới sẵn sang tiếp thu kiến thức

Cốt lõi của giáo dục toàn diện chính là giúp học sinh khám phá bản thân, tạo dựng mối quan hệ mật thiết và hình thành hành vi tích cực với xã hội. Chương trình thiện nguyện được tổ chức lồng ghép trong các buổi du lịch trải nghiệm đã giúp hình thành và nuôi dưỡng tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong mỗi học sinh. Tại trường TH School, học sinh khối trung học được tạo điều kiện tốt nhất để tham gia du lịch thiện nguyện dưới nhiều hình thức, như quyên góp quần áo, nhu yếu phẩm, sách vở hay giao lưu, dạy học cho học sinh vùng cao. Những chuyến đi xa như thế còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch của các em.

Với bất kỳ ngôi trường quốc tế nào tại Việt Nam, niềm tin của các bậc phụ huynh phải được xây dựng dựa trên những thứ mắt thấy tai nghe, và quan trọng nhất là dựa trên sự trưởng thành tích cực của con trẻ. Môi trường giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng sẵn có trong mình, định hướng hành vi tích cực với xã hội chính là môi trường có tính thuyết phục cao nhất.

Đăng ký tham gia Ngày Hội Thông Tin TH School – Open Day 14/4/2018 – tại đây: https://goo.gl/RFTQbt

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.