Trưởng phòng giáo dục đối thoại với phụ huynh, hiệu trưởng:

Giáo viên vừa trông trẻ vừa bán hàng online kiếm sống?

Đại diện trường học đặt câu hỏi với Trưởng phòng GD&ĐT tại buổi đối thoại.
Đại diện trường học đặt câu hỏi với Trưởng phòng GD&ĐT tại buổi đối thoại.
TPO - Tại Hà Nội, lần đầu tiên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình ông Lê Đức Thuận đã tổ chức buổi “đối thoại” với hiệu trưởng và đại diện cha mẹ học sinh các trường về thu nhập giáo viên, thu chi tài chính.

Giáo viên vừa trông trẻ vừa bán hàng online?

Hiệu trưởng Trường mầm non số 5 nêu trăn trở, bậc học mầm non hiện nay là bậc học gặp nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là nhân sự. Lý do chính là đời sống chưa được cải thiện, mức lương giáo viên không đủ để chi trả cuộc sống hàng ngày, vì thế họ đi làm nhưng nhấp nhổm. Có giáo viên vừa trông trẻ ngủ trưa vừa tranh thủ bán hàng online. Các trường cũng rất khó tuyển giáo viên mầm non. 

Giáo viên vừa trông trẻ vừa bán hàng online kiếm sống? ảnh 1 Trưởng Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình cho biết, lần đầu tiên tổ chức buổi "đối thoại" để hiệu trưởng, phụ huynh trao đổi, hỏi đáp thẳng thắn các vấn đề. Ông không ngại các câu hỏi khó, để tháo gỡ vướng  mắc, tâm tư cho các nhà trường.

Theo hiệu trưởng trường này, hiện nay được biết TP Hồ Chí Minh đã có các giải pháp hỗ trợ đời sống, thu hút giáo viên mầm non. Một trong những biện pháp đó là tăng khoản thu từ cha mẹ học sinh về chăm sóc bán trú. Hiện nay, ở Hà Nội khoản thu chăm sóc bán trú hiện thu 150.000đ/ cháu/ tháng.

Tại các nhà trường, sau khi chi phí ăn trưa cho cán bộ công nhân viên, mức thu nhập từ chăm sóc bán trú chỉ còn từ 500.000 đến 1.000.000đ/ người/tháng là quá thấp. Nhân viên nuôi dưỡng cũng chỉ có mức thu nhập trung bình 4.000.0000/ người. Vì vậy, cần có giải pháp, kiến nghị để  giúp đỡ giáo viên mầm non có thêm chế độ, để họ yên tâm công tác, không phải đi làm thêm các việc khác hoặc làm thêm trong giờ.

“Đây là nỗi trăn trở rất lớn đối với cán bộ quản lý của nhà trường. Mặc dù đã có nhiều giải pháp giảm áp lực cho giáo viên  nhưng vấn đề cơm áo gạo tiền là vô cùng cần thiết”, hiệu trưởng này nói.

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình nói,  Chính phủ cũng đã nắm bắt được thực trạng đời sống của giáo viên mầm non thấp và đang cố gắng điều chỉnh các văn bản về chế độ, chính sách đối với giáo viên nói chung, trong đó đặc biệt quan tâm tới đội ngũ giáo viên nuôi daỵ trẻ. Dự kiến khi thực hiện điều chỉnh theo khung tiền lương mới tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018  về chính sách cải cách tiền lương thì sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Việc qui định chuẩn giáo viên (theo Luật GD 2020) phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm thì hệ số lương khởi điểm của giáo viên mầm non hệ CĐSP cũng sẽ cao hơn so với hệ Trung cấp. “Phòng GD&ĐT cũng sẽ có ý kiến đề xuất với UBND quận quan tâm nhiều hơn tới chế độ chính sách cho giáo viên mầm non, có những cải cách về mức thu, chi bán trú để phần nào nâng cao đời sống cho đội ngũ”, ông Thuận nói. 

Ban đại diện không được xã hội hoá “cào bằng” 

Nhiều ý kiến tập trung cho việc thu chi, kinh phí hoạt động của quỹ Ban phụ huynh trường/ lớp hiện nay có bất cập. Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình nói rằng,  “không có quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh”. Chúng tôi nắm được các câu chuyện là có Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường nêu ra một mức thu nhưng lại yêu cầu thu cào bằng tất cả phụ huynh như nhau trong khi mức thu nhập và điều kiện của các phụ huynh các con trong lớp lại khác nhau.

Với nguồn thu này, có gia đình đóng 300.000 đồng  hay 500.000 nghìn đồng là bình thường nhưng cũng có những gia đình khó khăn, họ 50.000 đồng cũng là khó khăn. Vì vậy, trưởng ban đại diện phụ huynh và các hiệu trưởng phải lưu ý để quán triệt không để xảy ra hiện tượng thu xã hội hoá nhưng lại cào bằng. Ông Thuận cho rằng đây cũng là việc giúp các trường tránh gây nên những bất đồng, bức xúc hay đơn từ phản ánh kiến nghị, gây mất đoàn kết nội bộ trong và ngoài nhà trường.

“Phụ huynh nào muốn hỗ trợ cho chính con em mình bao nhiêu tuỳ từng người, trong đó có phụ huynh không đóng cũng không sao, không tham gia cũng không sai quy định. Các Ban phụ huynh không đượcquy định cứng  cần thu 8 triệu và yêu cầu 40 phụ huynh trong lớp mỗi người phải đóng 200 nghìn đồng. Bởi như vậy vô hình bắt buộc phụ huynh hoặc miễn cưỡng phải đồng thuận theo. Như vậy, Ban phụ huynh sẽ chỉ đóng vai trò điều phối chứ không phải là kênh ép buộc”, ông Thuận nói.

Bà Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu nêu vấn đề: “Hiện nay, Bảo hiểm y tế của học sinh bắt buộc tham gia 100%. Nếu không đạt 100% thì sẽ đánh giá vào thi đua của nhà trường và giáo viên. Vậy việc đánh giá thi đua đối với các nhà trường có thực sự phù hợp không?”.

Về vấn đề nay, ông Thuận nói, luật Bảo hiểm y tế quy định, học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.  “Các nhà trường cần cố gắng giải thích và vận động phụ huynh hiểu được giá trị của bảo hiểm y tế, bởi không chỉ cho bản thân con em mình mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội. Chi phí phải đóng cho BHYT là rất thấp, nhưng ý nghĩa của việc tham gia ngoài là trách nhiệm với bản thân người học còn là mục tiêu lớn về an sinh xã hội của nhà nước”, ông Thuận nói.

MỚI - NÓNG
Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt
Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt
TPO - Hàng chục ha rừng ngập mặn bị chết, làm giảm độ phủ xanh rừng ngập mặn tại các cửa biển ở Hà Tĩnh. Các chuyên gia đã kiểm tra, phân định ra 18 loài sinh vật gây hại và đưa ra các giải pháp ban đầu trong xử lý, tạo tiền đề phục hồi rừng.
Nghệ An: Thu dọn 'nghĩa địa đầu bò'
Nghệ An: Thu dọn 'nghĩa địa đầu bò'
TPO - Sau phản ánh về “nghĩa địa đầu bò” giữa khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng ở phường Vinh Phú (Nghệ An), chính quyền địa phương đã vào cuộc: thu dọn, chôn lấp toàn bộ phế phẩm, dựng hàng rào thép...
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

PosH57: Giải pháp phần mềm pos tinh gọn cho hộ kinh doanh đáp ứng quy định mới về hóa đơn

PosH57: Giải pháp phần mềm pos tinh gọn cho hộ kinh doanh đáp ứng quy định mới về hóa đơn

Trong bối cảnh Chính phủ tăng cường thực thi Nghị định 70/2025/NĐ-CP về quản lý thuế với hộ kinh doanh, nhu cầu sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng tích hợp hóa đơn điện tử ngày càng trở nên cấp thiết, sự ra mắt của PosH57 – sản phẩm do HCM57 Technology thiết kế và vận hành – được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống thị trường, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương trên hành trình chuyển đổi số toàn diện.
Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

TPO - Tập đoàn Novaland dự kiến chào bán gần 49 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

TPO - Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

TPO - Ngân hàng OCB sẽ phát hành hơn 197 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 26.630 tỷ đồng, Nam A Bank dự kiến phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vietbank nếu hoàn thành cả 2 đợt phát hành 378 triệu cổ phiếu thì vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 10.920 tỷ đồng…
Quy mô kinh tế Đà Nẵng sau sáp nhập

Quy mô kinh tế Đà Nẵng sau sáp nhập

TPO - Sau sáp nhập, GRDP của Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2025 đạt 148,8 nghìn tỷ đồng với mức tăng trưởng ước tính đạt 9,4%. Việc sáp nhập tạo dư địa lớn cho địa phương này bứt phá trở thành siêu đô thị biển.