Hàng loạt giáo viên, cán bộ Nhà nước 'ăn quả lừa' chứng chỉ IELTS giả

Đối tượng và tang vật một vụ sản xuất chứng chỉ, văn bằng giả do Cơ quan ANĐT - Bộ Công an triệt phá
Đối tượng và tang vật một vụ sản xuất chứng chỉ, văn bằng giả do Cơ quan ANĐT - Bộ Công an triệt phá
TP - Bằng thủ đoạn giả mạo các giấy tờ của Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, các đối tượng đã tổ chức ôn tập, thi lấy chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn châu Âu và chứng chỉ IELTS cho hàng trăm người có nhu cầu, thu hơn 1 tỷ đồng, rồi cấp cho họ chứng chỉ giả…

Ngày 23/1, Cơ quan ANĐT - Công an TP Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Thuật (SN 1972), Giám đốc Cty cổ phần phát triển nguồn lực Đông Dương và Nguyễn Thị Hạnh (SN 1983, trú tại Hà Nội, hành nghề tự do) về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt 
tài sản”. 

Theo kết luận điều tra, do nắm bắt được việc nhiều người có nhu cầu cần chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh phục vụ yêu cầu công việc nên Nguyễn Văn Thuật và Nguyễn Thị Hạnh đã thực hiện hành vi gian dối, giả mạo việc được Trường ĐHNN- ĐHQG Hà Nội cho phối hợp tuyển sinh, bồi dưỡng và tổ chức thi cấp chứng chi ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) để đứng ra tuyển sinh thu tiền của 142 trường hợp sau đó tổ chức kỳ thi giả mạo Trường ĐHNN- ĐHQG Hà Nội nhằm lừa đảo chiến đoạt số tiền hơn 568 triệu đồng. 

Cụ thể, khoảng tháng 9/2017, Nguyễn Văn Thuật gặp và được Nguyễn Thị Hạnh giới thiệu là cán bộ trường ĐHNN- ĐHQG Hà Nội. Thấy vậy, Thuật nhờ Hạnh xin liên kết với Trường ĐHNN- ĐHQG Hà Nội để tuyển sinh, thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu.

Đến đầu tháng 1/2018, Hạnh chuyển cho Thuật văn bản giả mạo Trường ĐHNN- ĐHQG Hà Nội gửi Cty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Đông Dương có nội dung “Trường ĐHNN- ĐHQG Hà Nội nhất trí cho Cty Đông Dương phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như tổ chức thi cấp chứng chỉ đánh giá năng lực Ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu”.

Sau khi nhận được văn bản từ Hạnh, Thuật không xác thực lại mà chụp đăng lên Zalo và gửi email quảng cáo tới các đối tác để chào mời chiêu sinh với mức thu lệ phí từ 2,8 triệu đồng đến 14 triệu đồng đối với từng trình độ.

Qua điều tra, Cơ quan chức năng đã xác định bị can Nguyễn Thị Hạnh còn lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng của 5 giáo viên tiếng Anh của một trường năng khiếu đóng trên địa bàn Hà Nội và nhiều cán bộ nhà nước có nhu cầu thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn châu Âu và chứng chỉ IELTS của Hội đồng Anh.

Sau đó, Hạnh đã thuê địa điểm để tổ chức thi lấy chứng chỉ cho gần 10 trường hợp, rồi cấp chứng chỉ giả cho họ. Trong số những người được Hạnh cấp chứng chỉ, có 5 người đã mang chứng chỉ về nộp cho cơ quan, hiện CQĐT đã thu hồi số chứng chỉ này. 

Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức của Nguyễn Thị Hạnh cùng đồng phạm, CQĐT đã quyết định bóc tách, xử lý sau.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.