Hàng trăm giáo viên ở Cà Mau đứng trước nguy cơ mất việc

Do các trường tự ý "xé nhỏ" học sinh để tăng số lớp trong những năm qua, khiến 264 giáo viên bị dôi dư và bị chấm dứt hợp đồng từ 1/7.

Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau vừa thông báo về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải tại cuộc họp bàn về biên chế và kinh phí mua sắm, sửa chữa của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh này.

Theo đó, Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo, từ ngày 1/7 sẽ chấm dứt hợp đồng với 264 giáo viên đang dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh cũng thống nhất chủ trương cấp kinh phí để giải quyết hết các chế độ cho số giáo viên này theo đề xuất của Sở Giáo dục (gồm 116 giáo viên hợp đồng năm học 2016 - 2017; và 148 giáo viên hợp đồng năm học 2017-2018).

Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, đây là số giáo viên dôi dư hợp đồng theo hệ số, nhưng chưa được chủ trương của lãnh đạo tỉnh.

Nguyên nhân khiến hàng trăm giáo viên có nguy cơ mất việc do những năm qua các trường có xu hướng "chia nhỏ" số học sinh để tăng số lớp. Việc này dẫn đến thiếu giáo viên nên phải tổ chức dạy tăng giờ, và hợp đồng thêm giáo viên. 

Do vậy, kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục trong những năm qua không đầu tư cho mua sắm, sửa chữa mà chỉ tập trung để trả lương hợp đồng và tăng giờ.

Hiện tỉnh đã cho rà soát, sắp xếp lại trường, lớp để lên danh sách số giáo viên sẽ chấm dứt hợp đồng. Riêng ngành giáo dục cũng sẽ tính hệ số học sinh trên lớp ở khối THCS và THPT là 42 em; tiểu học là 33 em.

"Nếu theo phương án này thì khối THPT sẽ giảm 45 lớp, kéo theo khoảng 120 giáo viên dôi dư", ông Luân nói và cho biết ở khối này, trong năm học tới ngành chỉ còn 74 biên chế chưa tuyển dụng.

Để chấn chỉnh tình trạng thừa giáo viên, tỉnh đã yêu cầu Sở Giáo dục và UBND các huyện, thành phố tạm thời ngưng tuyển dụng biên chế giáo dục, chờ sắp xếp trường, lớp, cũng như giáo viên cụ thể.

Trước đó, gần 600 giáo viên ở huyện Krông Păk (Đăk Lăk) cũng nhận thông báo chấm dứt hợp đồng. Nguyên nhân là vì từ năm 2011-2015, huyện Krông Păk liên tục ký hợp đồng lao động đối với các giáo viên ở 3 cấp gồm: THCS, Tiểu học và Mầm non dẫn đến dư thừa.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.