Hiệu trưởng trường Vân Tảo nói về "việc thầy Khoa"

Hiệu trưởng trường Vân Tảo nói về "việc thầy Khoa"
TP - Trao đổi với Tiền Phong, Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo - Thường Tín, Hà Nội Lê Xuân Trung bác bỏ khá nhiều vấn đề mà thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo có tiêu cực trong đơn gửi Sở GD&ĐT và UBND TP Hà Nội.
Hiệu trưởng trường Vân Tảo nói về "việc thầy Khoa" ảnh 1
Ông Lê Xuân Trung

Khi phóng viên đề nghị muốn được cung cấp thông tin về thu chi tài chính trong năm học qua, ông Lê Xuân Trung cho biết, người phụ trách vấn đề này là ông Nguyễn Văn Thủy bị tai nạn, sáng có đến làm việc nhưng ốm xin về nghỉ nên không thể đáp ứng.

Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi lại gặp ông Thủy ở trường. Thấy phóng viên hỏi ông Thủy về các khoản thu chi, một cô giáo trong trường liền vào phòng gọi ông Thủy ra ngoài “có việc gấp”.

Sau đó, ông Thủy được một người đưa ra ngay khỏi trường để “lên kho bạc”.

Tuy nhiên, ông Trung thừa nhận chưa trả lại tiền xây dựng 80.000 đồng/học sinh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây cũ. Ngoài ra ông Trung cũng chưa làm rõ được một số nội dung khác.

Theo thầy Đỗ Việt Khoa, năm học 2007 - 2008, trường THPT Vân Tảo thu một số khoản tiền trái quy định như: Quỹ xây dựng: 80.000 đồng; quỹ hội phụ huynh học sinh: 60.000 đồng; quỹ tài năng: 40.000 đồng; quỹ hoạt động tập thể: 60.000 đồng/năm; ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất: 100.000 đồng; tiền in sao đề thi trắc nghiệm: 80.000 đồng.

Về vấn đề này, ông Lê Xuân Trung thừa nhận, năm học trước, ngoài khoản thu chính, trường thu một số khoản khác, trong đó quỹ xây dựng là 80.000 đồng. Sau đó, UBND tỉnh Hà Tây cũ đã chỉ đạo trả lại cho học sinh vì không dùng đến nguồn quỹ. Thế nhưng, đến thời điểm này, trường vẫn chưa trả lại tiền cho học sinh.

Đại diện trường THPT Vân Tảo cho hay, các khoản tiền đóng quỹ Hội phụ huynh học sinh, quỹ tài năng, tiền in sao đề trắc nghiệm là do Hội phụ huynh đứng ra thu và chi, trên cơ sở tự bàn bạc thống nhất, rồi trao đổi, thỏa thuận với nhà trường về mục đích sử dụng.

Ông Trung cho rằng, vì không có thời gian, Hội nhờ giáo viên chủ nhiệm thu và trích 3% để bồi dưỡng (Hội nhờ thủ quỹ của trường phát tiền). “Cái này Hội làm tùy tâm và có thông báo chứ không cần phải xin ý kiến nhà trường, vì từng giáo viên chủ nhiệm nhận chứ nhà trường không nhận” – ông Trung nói.

Sai phạm về học thêm?

“Tôi không thuê người dằn mặt thầy Khoa”

Theo ông Trung, tối 14/11 - trước thời điểm diễn ra vụ xô xát ở nhà thầy Khoa, giáo viên Nguyễn Văn Dũng mới chuyển về trường mời một số thầy cô ăn cơm tại nhà ông Nguyễn Văn Đông.

Ông Trung có dự bữa ăn này nhưng khoảng 20 giờ thì về trường. Ông cũng không biết hai đối tượng lạ mặt và cũng không nói chuyện với họ tại nhà ông Đông nên không có chuyện thuê họ đến đe dọa hành hung thầy Khoa tại gia đình.

Ông Trung cũng khẳng định, không có chuyện lãnh đạo trường này trù dập thầy Khoa. Tuy nhiên, trong đơn tố cáo gửi cấp trên, thầy Khoa đã công bố bằng ghi âm lại những lời đe dọa mà theo thầy Khoa là của ông Trung, về những việc đấu tranh chống tiêu cực gần đây.

Vụ việc này, vẫn đang được thanh tra Sở GD&ĐT điều tra làm rõ.

Một trong những vấn đề được đề cập trong đơn tố cáo của thầy Đỗ Việt Khoa về những sai phạm của trường THPT Vân Tảo là “ép học sinh học thêm”, “thu tiền học thêm cao gấp nhiều lần quy định”. Cụ thể, thầy Khoa phản ánh, trường thu 5.000 đồng/học sinh/một buổi học 100 phút trong năm học 2007 - 2008, trong khi đó, tháng 9/2007, UBND tỉnh Hà Tây cũ đã có công văn quy định thu tối đa 1.300 đồng/tiết (nhân hai tiết là 2.600 đồng/học sinh). 

Về vấn đề này, ông Trung cho biết, năm học trước, học sinh nào có nhu cầu thì tự nguyện đăng ký học thêm. Năm học 2006 - 2007, tỉnh Hà Tây cũ chưa có quy định thu học phí dạy thêm. Năm học 2007 - 2008, trường triển khai dạy thêm ở thời điểm tháng 9 nên chưa có hướng dẫn cụ thể, đến tháng 11 mới nhận được thông báo chính thức thu 1.300 đồng/tiết.

“Sau khi có chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Tây cũ, trường điều chỉnh bằng cách phần tiền thu thừa của học sinh được chuyển sang số tiết dạy bù tương ứng”.

Tuy nhiên, thầy Khoa cho hay, ngày 15/7/2008, ông đã được Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Tây cũ Lê Thiết Hùng mời lên thông báo dự thảo kết luận thanh tra về vấn đề này. Theo đó, thanh tra Sở khẳng định, nhà trường có sai phạm trong dạy thêm và thu tiền cao hơn quy định của UBND tỉnh Hà Tây cũ.

Giải thích về việc trên bảng thông báo của trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh học sinh không học thêm đến để tìm hiểu lý do, ông Trung nói không chỉ đạo nên không nhớ. “Tôi cũng không rõ ai chỉ đạo. Tôi cam kết, tất cả học sinh có nhu cầu thì học, tuyệt nhiên không ép buộc”.

Ông Trung khẳng định, nếu giáo viên nào gây sức ép với học sinh vì không đi học thêm là sai. “Cho tới thời điểm này, tôi cũng chưa nhận được phản ánh nào của học sinh hay phụ huynh trực tiếp báo cáo với hiệu trưởng”.

Thế nhưng, khi phóng viên thắc mắc, nếu không “có lửa” thì tại sao Thanh tra Sở lại về làm việc với nhà trường vào tháng 7/2008 về việc này, thì ông Trung lại nói “không nhận được đơn từ nào chính thức, còn chuyện ở ngoài trường thì nhà tôi rất xa (thành phố Hà Đông), nên sáng đến trường làm việc, chiều tối lại về, tôi không có thời gian tìm hiểu”.

Trong năm học này, “việc dạy thêm và học thêm, nhà trường không đứng ra tổ chức. Một số giáo viên theo nhu cầu tự nguyện của học sinh tổ chức dạy thêm, học thêm ở những gian nhà do gia đình anh Đông xây ở ngoài trường là có thật nhưng là tự phát chứ không phải nhà trường tổ chức”.

Ông Trung cho rằng, vì dạy ở ngoài trường và ngoài giờ nên thầy, cô không xin ý kiến của lãnh đạo. Tuy nhiên, giáo viên muốn dạy thêm thì không cấm nhưng phải được cấp phép. Lãnh đạo trường đã nhắc nhở việc này, cá nhân nào thực hiện sai thì phải chịu trách nhiệm. 

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.