Học đến lớp 9 là đủ?

Học đến lớp 9 là đủ?
TP - Không phải luận điểm nào mà nam sinh lớp 12 nêu ra trong clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” cũng đều nhận được đồng tình, trong đó có phát biểu “học đến lớp 9 là đủ”. Quan điểm này được nhiều diễn đàn đưa ra bàn tán sôi nổi.

> Khen chê về 'sự trăn trở của một kẻ lười biếng' 
> Nam sinh lớp 12 'bắt bệnh' giáo dục

Để bẻ lại ý kiến của những người ủng hộ luận điểm này, những người phản đối đặt ra một câu hỏi: “Nếu con bạn học hết lớp 9 rồi đòi nghỉ, liệu bạn có chấp nhận?” Một câu hỏi khiến bao người “á khẩu”!

Khi cho rằng học đến lớp 9 là đủ để từ đó học trò tự chọn các lối rẽ khác nhau cho riêng mình mà không nhất thiết tất cả đổ xô vào trường THPT, sau đó lại đổ dồn vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, nam sinh trong clip đề cập đến một mục tiêu đang được xem là thất bại của giáo dục nước nhà: Phân luồng sau THCS.

Theo chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, cả nước phấn đấu năm 2010 có 15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường dạy nghề. Thực tế, hàng năm chỉ khoảng 25.000 - 30.000 em trong số hơn một triệu học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp, số vào học trường nghề cũng rất ít (theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ TCCN, Bộ GD&ĐT).

Có những tỉnh có hàng chục ngàn học sinh tốt nghiệp THCS mỗi năm nhưng số học sinh tốt nghiệp THCS vào trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh mình chỉ khoảng 150 em!

Khi phân tích về nguyên nhân thất bại của phân luồng, bên cạnh các vấn đề liên quan tới chính sách nhà nước, hầu hết các chuyên gia đều đề cập tới các yếu tố ngoài giáo dục như sự chưa trưởng thành của thị trường lao động và đặc biệt là tâm lý trọng khoa cử, bằng cấp.

Tuy nhiên, chẳng dễ gì mà phân định các nguyên nhân trên đâu là “quả trứng”, đâu là “con gà”, đâu là nguồn cơn, đâu là hệ quả, bởi tất cả tạo một vòng luẩn quẩn không lối thoát từ hàng chục năm nay! Một thị trường lao động đầy rẫy những cử nhân tốt nghiệp ĐH không xin được việc làm thì chẳng nhà lao động nào dại gì tuyển dụng người chỉ mới tốt nghiệp THPT!

Mỗi năm hàng trăm nghìn học sinh tốt nghiệp THPT khao khát học tiếp nhưng không có chỗ học thì chẳng dại gì các trường Trung cấp Chuyên nghiệp từ chối họ để chỉ nhận học sinh tốt nghiệp THCS!

Bất chấp sự thất bại về phân luồng của hơn chục năm qua, hiện tại Bộ GD&ĐT vẫn đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt tỉ lệ 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào TCCN và trường dạy nghề. Vậy mục tiêu này liệu có “lãng mạn” quá không?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.