Học ngày, học đêm

Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu đang ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Ảnh: Lê Thanh
Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu đang ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Ảnh: Lê Thanh
TP - Trong khi ngày càng nhiều địa phương có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 99% thì với học sinh các tỉnh miền núi, kỳ thi tốt nghiệp là một cửa ải đầy khó khăn. Chuẩn bị cho kỳ thi này, thầy trò nhiều trường ra sức học ngày, học đêm chỉ để đạt 4,5 điểm/môn...

> Giám thị không được thu hồi máy điện thoại của thí sinh

Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu đang ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Ảnh: Lê Thanh
Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu đang ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.  Ảnh: Lê Thanh.

Cho học sinh ôn cả buổi tối

Năm học 2010 – 2011, Trường THPT Ngân Sơn là đơn vị có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất tỉnh Bắc Kạn – 73,7%. Vì vậy ngay từ đầu học kỳ I trường đã lên kế hoạch ôn tập cho học sinh song song với hoạt động dạy học theo phân phối chương trình.

Trường tổ chức ôn tập theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu (khi Bộ GD&ĐT chưa công bố môn thi), nhà trường bồi dưỡng cho học sinh, tiến hành kiểm tra và tập dượt các môn thi trắc nghiệm, tìm những phương pháp học phù hợp với học sinh.

Sau khi biết 6 môn thi tốt nghiệp, nhà trường chuyển ngay sang ôn luyện giai đoạn II, tập trung toàn bộ vào các môn thi đã công bố. Từ 7-5 là giai đoạn nước rút, các em được học cả sáng lẫn chiều tất cả các ngày trong tuần.

Tuy không phải là trường nội trú nhưng hầu hết học sinh đều ở trọ hoặc có nhà ở xung quanh Trường THPT Ngân Sơn, do đó các em đều tham gia các buổi ôn tập rất đầy đủ và tự giác.

Những em nhà cách trường 3 - 4 km thì sau ngày 7-5 đều được bố mẹ đưa đến gửi ở nhờ nhà người quen gần trường hoặc ở nhờ trong những lán của học sinh khối 10, khối 11.

Cô Đỗ Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường cho biết: “Đặc biệt, từ tuần trước, trường phải tổ chức ôn tập cả buổi tối cho học sinh, từ 19 giờ 30 đến 21 giờ 30. Cũng gọi là tổ chức ôn nhưng cách học buổi tối khác với ban ngày. Nếu ban ngày, thầy giảng trò chép thì buổi tối, học sinh chủ yếu tự học có sự hướng dẫn của thầy. Có điểm gì các em đang vướng mắc thì hỏi, giáo viên giải thích luôn tại chỗ”.

Cận kề ngày thi nhưng trường vẫn tổ chức ôn thêm tối 29 và ngày 30-5 trước khi thầy chia tay trò để đi làm thi.

Theo ông Đàm Ngọc Hùng, Phó Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT Bắc Kạn, phần lớn các trường THPT của tỉnh đều tổ chức ôn tập buổi tối cho học sinh.

“Sở không chỉ đạo cụ thể phải thế này thế kia nhưng các trường học nhau từ kinh nghiệm của một vài trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao những năm trước”, ông Hùng nói.

Được biết, riêng với các lớp học buổi tối, giáo viên tất cả các trường đều tự nguyện đến kèm các em, học sinh hoàn toàn không phải đóng góp.

Đến từng trường tập huấn

Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu Ảnh: Lê Thanh
Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu.  Ảnh: Lê Thanh.

Học sinh các trường THPT của tỉnh Lai Châu tuy không phải học tối nhưng lại được sự quan tâm đặc biệt của Sở GD&ĐT trong suốt quá trình ôn thi.

Dù tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chung của tỉnh này năm ngoái khá cao so với một địa phương miền núi (hơn 91%) nhưng kỳ thi tốt nghiệp vẫn là mối lo ngại với nhiều trường khi mà có đơn vị tỉ lệ tốt nghiệp dưới 50%.

Trường THPT Nội trú Ka Lăng (huyện Mường Tè) là đơn vị đỗ thấp nhất tỉnh: 33%. Năm học 2010 - 2011 cũng là năm đầu tiên trường có học sinh thi tốt nghiệp. 33 em đi thi, chỉ 10 em đỗ. Đây cũng là lý do khiến trường THPT Nội trú Ka Lăng là một trong bốn trường được Sở GD&ĐT Lai Châu đưa vào diện cần quan tâm đặc biệt.

Ba trường còn lại là Dầu San (huyện Phong Thổ), Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ), Mường Kim (huyện Than Uyên) đều là những cơ sở lần đầu tiên có học sinh thi.

Theo ông Hoàng Đức Minh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu, với những trường tỉ lệ đỗ tốt nghiệp thấp, Sở đã cử cán bộ, giáo viên đến từng trường để tập huấn chuyên môn, hướng dẫn cách tổ chức ôn thi cho giáo viên lớp 12.

“Tất cả các trường đều tổ chức cho học sinh học cả sáng lẫn chiều, buổi sáng học chính khóa, buổi chiều ôn tập. Chúng tôi hướng dẫn các trường tổ chức ôn tập theo cách tách lớp ôn tập dựa vào học lực của học sinh. Các em khá ôn riêng theo hướng cố gắng có được bằng tốt nghiệp loại khá. Những em trung bình ôn theo hướng học đến đâu chắc chắn vững vàng đến đấy để duy trì kết quả học tập. Học sinh yếu được ôn theo hướng gỡ điểm, môn này kéo môn kia”, ông Minh nói.

Với những trường được quan tâm đặc biệt, dịp cuối năm học, Sở điều động giáo viên ở các trường khu vực trung tâm, thậm chí cả chuyên viên của Sở, tăng cường cho các trường này để họ trực tiếp ôn thi cho học sinh.

“Với trường Ka Lăng chúng tôi chỉ cho người hướng dẫn họ cách ôn tập. Riêng ba trường mới là Dầu San, Nậm Tăm, Mường Kim thì giáo viên nơi khác và cả cán bộ Sở đến nằm vùng hàng tuần ở đó”, ông Minh nói.

3.000 suất cơm miễn phí phục vụ thí sinh nghèo

Chiều 29-5, Sở GD&ĐT tỉnh TT- Huế cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, cơ quan này phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh bố trí 3.000 suất cơm miễn phí phục vụ thí sinh nghèo thuộc các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa về thành phố Huế dự thi tập trung.

Kinh phí phục vụ cơm miễn phí kèm nước uống đóng chai được huy động từ đóng góp của các cá nhân, tổ chức hảo tâm trên địa bàn, với tổng trị giá 25 triệu đồng.

Hiện, Sở GD&ĐT tỉnh chỉ đạo các trường hoàn tất rà soát danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ về ăn ở, nhằm tránh gây thiệt thòi cho thí sinh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.