Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển thẳng học sinh giỏi THPT

TPO - Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một số điểm mới như tuyển thẳng đổi với những học sinh giỏi THPT trên toàn quốc, chỉ tiêu tăng 200 so với năm 2018.

Đó là thông tin được ông Mai Đức Ngọc, trưởng ban Đào tạo chia sẻ tại ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp AJC Open Day 2019 của Học viện Báo chí tuyên truyền tổ chức ngày 31/3. 
 
Theo ông Mai Đức Ngọc, năm 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh 2000 chỉ tiêu, tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2018. Những ngành liên quan đến truyền thông sẽ được điều chỉnh tăng.

Ông Ngọc cũng cho hay, những năm trước, Học viện chỉ tuyển thẳng những học sinh giỏi ba năm THPT ở các trường chuyên thì năm nay, sẽ tuyển thẳng đổi với những học sinh giỏi ba năm ở tất cả các trường THPT trên toàn quốc. 

Giải mắc quan tâm của đông đảo học sinh về kỳ thi năng khiếu báo chí, PSG.TS Nguyễn Thị Trường Giang, trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình cho biết ”Bài thi năng khiếu báo chí chia làm 2 hệ. Hệ thứ nhất dành cho chuyên ngành Báo ảnh, Quay phim, hệ thứ hai là các chuyên ngành Báo in, Báo mạng điện tử, Báo phát thanh và Báo truyền hình”. Sở dĩ có sự phân chia này là do đòi hỏi khác nhau ở mỗi chuyên ngành, các thí sinh dự thi ngành Báo ảnh, Quay phim cần vượt qua yêu cầu về sức khỏe, chiều cao, tật khúc xạ… 

Trước những băn khoăn của thí sinh về các lớp luyện thi năng khiếu báo chí, tại buổi tư vấn, PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, Học viện nghiêm cấm các Giảng viên tổ chức, giảng dạy các lớp luyện thi năng khiếu báo chí. “Học viện cũng không tổ chức bất kỳ hình thức luyện thi nào”, ông cho biết thêm. Để chuẩn bị tốt cho bài thi này, thí sinh nên tự ôn tập, tích cực đọc sách báo, trau dồi kiến thức trên nhiều lĩnh vực.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.